Giảm axit uric máu nhờ sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong

Related Articles

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu và bí quyết giảm axit uric với sản phẩm thảo dược.

Gút là bệnh gì?

Bệnh gút (bệnh gout, thống phong) là một dạng viêm khớp gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi nồng độ axit uric tích tụ trong máu cao gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau kèm triệu chứng sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ngón chân cái. Bệnh thường xuất hiện bất ngờ giữa đêm. Tình trạng đau và sưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân như khớp đầu gối, khớp mắt cá chân, các khớp bàn chân. Ngoài ra, tình trạng đau và sưng cũng có thể xảy ra ở khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay nhưng ít gặp hơn.

Gút là một bệnh mạn tính khiến người bệnh phải chịu đau đớn dai dẳng. Nếu không có phương pháp kiểm soát tốt, bệnh sẽ dễ tái phát, gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị bệnh gút nhưng người bệnh có thể phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát một cách dễ dàng.

Axit uric là gì?

Axit uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Đây được coi là nguồn axit uric nội sinh. Ngoài ra, những thức ăn có nguồn gốc từ động vật như nội tạng, thịt đỏ, hải sản… cũng chứa nhân tế bào, khi được đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Khoảng 80% axit uric trong cơ thể được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua việc bài tiết nước tiểu và 20% còn lại đào thải qua da nhờ quá trình tiết mồ hôi.

Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, nếu nguồn tạo ra axit uric quá nhiều nhưng lượng được đào thải lại ít sẽ khiến chúng bị giữ lại trong máu, tích tụ tại các mô. Tình trạng axit uric lắng đọng tại các mô sẽ khiến bạn gặp phải những vấn đề như:

  • Lắng đọng tại khớp sẽ dẫn đến các cơn đau đặc trưng của bệnh gút
  • Lắng đọng ở tim gây ra những vấn đề về tim mạch
  • Tích tụ ở thận gây ra suy thận
  • Lắng đọng ở đường niệu gây sỏi tiết niệu.

Chỉ số axit uric trong máu được coi là cao khi vượt quá 420µmol/l đối với nam giới và 360µmol/l với nữ giới. Nếu chỉ số của bạn vượt quá con số này, đồng nghĩa với việc bạn đang bị tăng axit uric máu. Do đó, bạn cần phải kết hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị để có các kế hoạch để kiểm soát nồng độ axit uric một cách hiệu quả.

Nguyên nhân khiến nồng độ axit uric máu tăng cao

Axit uric máu tăng cao có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến lượng axit uric máu tăng. Những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Thận có vấn đề: Khi thận hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến nồng độ axit uric cao. Tình trạng thận hoạt động không hiệu quả có thể là do chức năng thận đang bị rối loạn. Đây chính là lý do tại sao các bác sĩ thường yêu cầu người bị tăng axit uric máu phải kiểm tra thận định kỳ.
  • Chế độ ăn giàu purin: Việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… có thể là nguyên nhân làm tăng axit uric máu.
Cách giảm axit uric máu
Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu purin sẽ làm cho nồng độ axit uric máu tăng
  • Tiêu thụ nước ngọt chứa fructose: Fructose cao trong thức ăn và đồ uống sẽ làm tăng lượng purin được sản xuất ra trong cơ thể. Ngoài ra, thận có thể bị quá tải khi đồng thời phải bài tiết axit uric lẫn fructose. Chính vì vậy, việc uống quá nhiều nước ngọt đóng chai cũng là lý do khiến nồng độ axit uric máu của bạn tăng cao.
  • Thừa cân, béo phì: Với những người thừa cân, béo phì, cơ thể sẽ tạo ra nhiều axit uric hơn. Điều này khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ chúng.
  • Do di truyền: Ở một số người, bệnh gút không đến từ thói quen ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày mà do gen di truyền. Điều này khiến cơ thể họ sản xuất lượng axit uric cao hơn bình thường.
  • Giới tính: Nam giới ở độ tuổi từ 30 – 50 là đối tượng dễ bị tăng axit uric nhất. Phụ nữ thường ít bị tăng axit uric máu hơn vì hormone estrogen của cơ thể có thể giúp quá trình bài tiết axit uric khỏi cơ thể diễn ra tốt hơn. Có một điều cần lưu ý là ở giai đoạn mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh gút của phụ nữ cũng khá cao.

Làm thế nào để giảm axit uric máu?

Tình trạng axit uric máu cao không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh gút mà còn kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Việc kiểm soát tốt nồng độ axit uric được xem là cách duy nhất để giảm cơn đau bệnh gút và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Việc có những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày theo chiều hướng tích cực, dù là nhỏ cũng có thể giúp ích cho bạn. Những thay đổi này bao gồm:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất