Điều trị bệnh bạch cầu: 2 phương pháp chính và tác dụng phụ của chúng • Hello Bacsi

Related Articles

Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các phương pháp khác như xạ trị, phẫu thuật… Những người mắc bệnh bạch cầu lymphocytic có thể không cần điều trị trong nhiều năm. Họ chỉ cần xét nghiệm máu và kiểm tra bệnh thường xuyên để theo dõi diễn biến bệnh và có biện pháp can thiệp y tế kịp thời khi cần thiết.

Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính thường được điều trị bằng thuốc imatinib (Glivec) hoặc dasatininb. Người bị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính có thể được điều trị bằng hóa trị hoặc một loại vitamin A có tên là axit retinoic.

Tất cả các loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu đều có thể gây hại cho thai nhi. Vì thế, bệnh nhân phải sử dụng biện pháp tránh thai trong suốt quá trình điều trị.

Tùy theo thể trạng, tuổi tác, dạng bệnh bạch cầu bệnh nhân mắc phải và các yếu tố liên quan khác mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh tác dụng tiêu diệt tế bào bạch cầu bị bệnh, mỗi phương pháp sẽ có các tác dụng phụ kèm theo.

Điều trị bệnh bạch cầu bằng phương pháp hóa trị

Điều trị bệnh bạch cầu bằng hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào bạch cầu bị lỗi. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của các tế bào này.

Thuốc hóa trị có dạng viên để uống và dạng lỏng để tiêm vào tĩnh mạch. Thông thường, bệnh nhân điều trị bạch cầu bằng phương pháp hóa trị phải nằm viện trong vài tuần. Song cũng có trường hợp bệnh nhân có thể hóa trị tại nhà, chỉ cần đến bệnh viện để kiểm tra thường xuyên và cập nhật diễn biến điều trị. Sau khi phân tích tình trạng và nguyện vọng của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên điều trị tại bệnh viện hay tại nhà.

Toàn bộ quy trình hóa trị khi điều trị bệnh bạch cấu cấp tính được chia thành 3 giai đoạn: cảm ứng, củng cố và duy trì.

Liệu pháp cảm ứng

Đây là giai đoạn khởi đầu của quy trình hóa trị, thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Cường độ điều trị trong giai đoạn này khá mạnh để tiêu diệt càng nhiều tế bào bạch cầu bất thường càng tốt. Mục đích là để làm thuyên giảm triệu chứng và thuyên giảm số lượng bạch cầu gây bệnh trong máu và tủy xương của bệnh nhân.

Sau đó, bệnh nhân bạch cầu cấp tính phải điều trị thêm bằng cách tiêm thuốc hóa trị hoặc dùng phương pháp xạ trị để tiêu diệt tận gốc khả năng tế bào bạch cầu bất thường lây lan đến dịch tủy của cột sống. Phương pháp xạ trị không nên dùng cho trẻ em vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ sau khi khỏi bệnh.

Liệu pháp củng cố

Liệu pháp này được bắt đầu sau khi bệnh nhân đã bước qua giai đoạn điều trị thứ nhất hoặc khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Mục đích của liệu pháp củng cố là ngăn chặn sự tái phát của tế bào bạch cầu bất ổn và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau lần điều trị đầu tiên.

Liệu pháp duy trì

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình hóa trị để điều trị bệnh bạch cầu, kéo dài trong khoảng 2-3 năm nhưng mục đích của nó cũng là tiêu diệt các tế bào bạch cầu gây bệnh còn sót lại.

Giai đoạn điều trị này không diễn ra mạnh mẽ như 2 giai đoạn đầu. Đôi khi, nó có thể được thay thế bằng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc.

Tác dụng phụ thường gặp sau khi hóa trị

tác dụng phụ sau khi hóa trị

Mục đích lớn nhất của phương pháp hóa trị là tiêu diệt tất cả tế bào ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang đến tác dụng phụ phổ biến là làm cho các tế bào khỏe mạnh có thể phân chia nhanh hơn. Từ đó, số lượng tế bào bạch cầu bình thường trong tủy xương cũng tăng lên nhanh chóng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất