6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ bố mẹ đừng làm ngơ • Hello Bacsi

Related Articles

3. Giật mình

Giật mình là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiễm độc thần kinh và có thể xảy ra ngay cả khi trẻ đang chơi. Bạn cần quan sát xem tần suất của tình trạng này có tăng theo thời gian hay không.

4. Tiểu ít

Đây là dấu hiệu sớm của bệnh tay chân miệng thể nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Bạn nên quan sát và đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đo lường như chai nhựa để có cách can thiệp và xử lý kịp thời.

5. Khó thở

Khó thở có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động… Bạn có thể phát hiện triệu chứng khó thở của trẻ bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi, trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng…

6. Rối loạn ý thức

Đây là một trong những triệu chứng cần đặc biệt lưu ý bởi nó có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp… Bạn cần phát hiện sớm bằng cách quan sát xem trẻ có các biểu hiện ngủ gà, chậm chạp, loạng choạng hay không.

Phân biệt tay chân miệng với thủy đậu

Tay chân miệng và thủy đậu là 2 bệnh có những triệu chứng rất giống nhau. Nếu không hiểu rõ, cha mẹ có thể nhầm lẫn, dẫn đến chậm trễ trong điều trị và gây nên những biến chứng khó lường:

Thời gian mắc bệnh: Thủy đậu gặp nhiều vào mùa xuân, trong khi bệnh tay chân miệng lại thường bùng phát vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 11.

Các nốt phỏng trên da: Bệnh thủy đậu chia nhiều giai đoạn, có thể là ban đỏ, phồng, mụn nước trong, phỏng đục, mọc xen kẽ nhau. Ban đỏ thường mọc đầu tiên ở thân sau đó lan toàn thân và tay chân, đầu, mặt, gây ngứa rất khó chịu.

Bệnh chân tay miệng không gây ngứa. Ban đỏ, mụn nước hình bầu dục, mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông, bỏng nước có thể mọc ở miệng, họng làm loét miệng khiến bé tăng tiết bọt gây nên tình trạng sợ ăn, bỏ ăn.

Con đường lây nhiễm: Cả 2 bệnh đều lây trực tiếp nhưng bệnh chân tay miệng là do virus gây nên.

Điều trị và phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng dù ở thể nặng hay thể nhẹ thì đều cần được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị. Đối với bệnh thể nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà, bạn cần cho bé uống thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc bên ngoài.

  • Thuốc: Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc đặc trị, bác sĩ có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm đau.
  • Thời gian hồi phục: Thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào thể trạng của từng bé. Thông thường, bệnh tay chân miệng thể nhẹ sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày tính từ lúc phát bệnh (dạng sốt nhẹ).
  • Cách chăm sóc: Bạn nên cho trẻ nghỉ học và để trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Khi trẻ bị tay chân miệng, nhiều cha mẹ lo lắng sẽ làm vỡ mụn nước nên hạn chế tắm cho trẻ. Tuy nhiên, kiêng nước là một quan niệm sai lầm bởi nếu không tắm sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng khác nguy hiểm. Do đó, thay vì kiêng tắm, bạn nên tắm cho trẻ nhẹ nhàng với nước sạch và xà phòng sát khuẩn.

Để phòng tránh bệnh tay chân miệng, bạn cần thực hiện một số bước sau:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất