10 bí quyết giúp phát triển nhân cách cho con yêu • Hello Bacsi

Related Articles

Dưới đây là 10 bí quyết mà bạn có thể tự trang bị cho bản thân trong việc nuôi dạy trẻ nhằm giúp con yêu phát triển nhân cách ngay từ khi chúng còn bé.

Phát triển nhân cách ở trẻ em thật sự là gì?

Có rất nhiều khía cạnh trong nhân cách của trẻ, bắt đầu từ sự tự tin và lòng can đảm cho đến cách mà chúng đối xử và tôn trọng những người khác. Ở độ tuổi từ 3 – 6 tuổi, bạn có thể nhận thấy được sự phát triển trong tính cách (hay nhân cách) của trẻ. Đây chính là quãng thời gian thích hợp để bố mẹ dạy cho trẻ về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó có thể khuyến khích bé phát triển nhân cách một cách tích cực hơn. Vì trẻ thường học hỏi và làm theo những hành động của bố mẹ nên bạn chính là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển nhân cách của bé.

10 bí quyết giúp con bạn phát triển nhân cách theo hướng tích cực

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng diễn giải cho trẻ về những việc nên và không nên làm sẽ có tác động tốt đến sự phát triển nhân cách của bé. Tuy nhiên, trẻ lại học hỏi được nhiều hơn từ cách cư xử của bố mẹ. Chính vì thế, những việc làm tưởng chừng bình thường hằng ngày của bố mẹ cũng có thể giúp ích rất nhiều cho sự phát triển nhân cách của bé. Dưới đây là một vài cách bạn có thể áp dụng:

1. Tránh “gắn mác” cho trẻ

Một lời nói có thể thay đổi cả thế giới. Nếu bạn cứ gán cho trẻ những cái mác tiêu cực khi chúng làm sai, bạn đã vô tình làm trẻ nghĩ rằng mình thật sự như vậy. Việc này cũng ảnh hưởng đến quá trình nhìn nhận sai lầm và sửa đổi của trẻ. Việc bố mẹ liên tục “gắn mác” có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti và làm cho trẻ có xu hướng “gắn mác” cho những người khác. Bạn phải luôn thận trọng với những lời nói của mình, đặc biệt là khi đưa ra những phê bình và góp ý cho trẻ.

2. Luôn lắng nghe tâm sự của bé

Trẻ em thường muốn được bố mẹ chú ý mọi lúc. Khi càng lớn lên, trẻ càng có xu hướng tự lập hơn. Trẻ vừa biết đi và trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thường có xu hướng thể hiện bản thân bằng cách trò chuyện, đặc biệt là trong quá trình chúng vừa biết nói.

Là bố mẹ, bạn nên lắng nghe những câu chuyện của bé, điều này sẽ giúp bé cảm thấy tự tin và an tâm khi ở cạnh bạn. Thêm vào đó, việc bố mẹ lắng nghe con cái sẽ giúp dạy cho chúng trở thành người biết lắng nghe, đồng thời cũng giúp phát triển sự tự tin của trẻ.

3. Nhẹ nhàng giúp bé cải thiện những thiếu sót

Có không ít bố mẹ đặt sự kì vọng rất nhiều vào mỗi việc trẻ làm. Và khi bé không đạt được những kì vọng này, họ thể hiện sự thất vọng của mình với trẻ qua nhiều cách, một trong số đó là nói rằng chúng không có năng lực.

Mỗi đứa trẻ đều có khả năng riêng của mình, bố mẹ nên tìm ra những điểm mạnh của con và khuyến khích để trẻ phát triển tốt hơn. Bạn có thể nhẹ nhàng giúp đỡ để bé cải thiện những thiếu sót của mình mà không làm giảm đi sự tự tin vốn có của bé.

4. Không bao giờ được so sánh trẻ với đứa trẻ khác

Việc mang trẻ ra so sánh với con của bạn bè, họ hàng hoặc trẻ nhà hàng xóm có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của con bạn. Nếu bạn liên tục so sánh bé với người khác, bé sẽ cảm thấy mình không đủ tốt. Từ đó, trẻ bắt đầu nghi ngờ về khả năng của bản thân và dẫn đến việc bắt chước người khác để được giỏi hơn. Tôn trọng tính cá nhân của trẻ là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm để giúp xây dựng nhân cách tốt cho con.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất