10 băn khoăn phổ biến về bệnh chân tay miệng ở trẻ em • Hello Bacsi

Related Articles

Chân tay miệng (hay tay chân miệng) đang là căn bệnh gây ra nhiều nỗi hoang mang cho các gia đình có trẻ nhỏ. Để phòng bệnh cho con yêu, quan trọng nhất vẫn là bạn phải hiểu rõ về nó. Hiểu được nỗi trăn trở của các bậc phụ huynh có con nhỏ, Hello Bacsi đã tổng hợp 10 câu hỏi phổ biến về bệnh chân tay miệng ở trẻ em và tiến hành giải đáp để bạn có thêm một số thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Câu hỏi 1: Làm thế nào để phát hiện trẻ bị bệnh chân tay miệng?

Sau khi bị lây nhiễm virus gây bệnh, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng sẽ khởi phát sau 3 đến 7 ngày. Sốt là triệu chứng đầu tiên, đi kèm với đó là chán ăn, khó chịu, đau họng và sổ mũi. Sau 1 đến 2 ngày, trẻ bắt đầu cảm thấy đau trong miệng, các đốm đỏ như vết phỏng rộp xuất hiện. Sau đó, chúng sẽ vỡ ra phát triển thành các vết loét.

Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bị phát ban trên da. Đa phần, các vết phát ban này chỉ là những tổn thương màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, không gây ngứa, một số có thể kèm theo bọng nước.

Câu hỏi 2: Ngoài tay chân miệng, các nốt ban đỏ còn có thể nổi ở đâu? Có trường hợp nào không nổi bóng nước mà trẻ vẫn bị chân tay miệng không?

Ngoài các vị trí điển hình như miệng, lòng bàn tay, bàn chân, các nốt ban đỏ do bệnh chân tay miệng ở trẻ em còn có thể nổi ở mông, quanh hậu môn, bụng, ngực nhưng tỷ lệ này không nhiều. Ngoài ra, cũng có trường hợp trẻ mắc tay chân miệng nhưng các triệu chứng không điển hình như trẻ chỉ bị sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, các nốt phồng không thể hiện rõ hoặc không có. Những trường hợp này chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm.

Câu hỏi 3: Con đường lây nhiễm của bệnh chân tay miệng ở trẻ em diễn ra như thế nào?

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi nhóm virus đường ruột (Enterovirus) gồm: Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là virus đường ruột EV71 và coxsackie A16. Những virus này thường lây lan qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với các bóng nước ở lòng bàn, bàn chân người bệnh
  • Các giọt nước bắn ra từ miệng người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi…
  • Bàn tay nhiễm virus từ môi trường có người bệnh hiện diện (đồ đạc, vật dụng… thường hay tiếp xúc với bàn tay). Bàn tay bị nhiễm bẩn không được rửa tay, nếu đưa lên mắt, miệng, mũi sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất lớn.
  • Do đây là nhóm virus đường ruột phát triển trong hệ tiêu hóa nên bệnh còn có thể lây qua đường ăn uống (đường phân, miệng: virus theo phân ra ngoài nhiễm vào thức ăn, nếu không may sử dụng phải thức ăn bị nhiễm, nguy cơ mắc bệnh là rất lớn).

Câu hỏi 4: Lứa tuổi nào dễ bị tay chân miệng nhất?

Thực tế là tất cả mọi người, từ người lớn đến trẻ nhỏ, đều có nguy cơ bị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao gây ra biến chứng.

Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ít kháng thể hơn người lớn và khả năng miễn dịch còn yếu khi tiếp xúc môi trường lây nhiễm. Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em hữu hiệu nhất là vệ sinh ăn uống và vệ sinh cơ thể, đặc biệt tuân thủ việc rửa tay đúng cách, bảo đảm bàn tay mẹ hay người chăm sóc bé và bàn tay bé không bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, đồ chơi và sàn nhà cũng phải sạch vì đây là những nơi virus gây bệnh có thể trú ẩn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất