Vỡ bàng quang: Hiếm gặp nhưng rủi ro cao! • Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây vỡ bàng quang là gì?

Đa số trường hợp vỡ bàng quang ở người lớn sẽ có nguyên nhân bắt nguồn từ việc chấn thương vùng chậu. Chấn thương này có thể do lực va đập từ bên ngoài hoặc tác nhân đâm xuyên vào bàng quang.

Vỡ bàng quang trong phúc mạc thường là hậu quả sau khi bệnh nhân gặp một số chấn thương va đập chẳng hạn như: tai nạn xe, ngã từ nơi cao, vật nặng rơi vào bụng dưới hoặc bị một lực đánh thẳng vào bàng quang.

Mặt khác, chấn thương xuyên thấu lại là nguyên nhân gây ra hầu hết các ca vỡ bàng quang ngoài phúc mạc. Phổ biến nhất là tình trạng gãy xương chậu khiến các mảnh xương đâm trực tiếp thành bàng quang và gây vỡ, ít phổ biến hơn có thể kể đến các vết thương do đạn bắn thủng hoặc dao đâm xuyên.

Vỡ bàng quang tự phát thường hiếm xảy ra và có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân có liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu mạn tính, sinh thường qua ngã âm đạo, bệnh ưa chảy máu, bệnh ác tính, nghiện rượu, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản hoặc từng xạ trị trước đó.

Một số trường hợp khác, bàng quang có thể bị vỡ do những sự tác động trong quá trình phẫu thuật vùng chậu, đặt ống thông niệu đạo, sinh thiết bàng quang hoặc đặt stent niệu quản. Ngoài ra, bất kỳ yếu tố nào khiến thành bàng quang bị yếu đi hoặc gây đầy bàng quá mức đều có khả năng trở thành nguyên nhân dẫn đến vỡ bàng quang.

Chẩn đoán và điều trị

chẩn đoán và điều trị vỡ bàng quang

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tình trạng vỡ bàng quang?

Trước đây, chụp bàng quang và niệu đạo ngược dòng được sử dụng để đánh giá các trường hợp nghi ngờ vỡ bàng quang. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn thời gian và chống chỉ định trên nhiều bệnh nhân, vì vậy, chụp cắt lớp vi tính CT được ưu tiên lựa chọn, vì nó cũng cho phép đánh giá các cấu trúc khác của khung chậu.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp một số kỹ thuật, cho phép đánh giá đồng thời nhiều cơ quan trong ổ bụng để có được hiệu quả chẩn đoán tối ưu nhất. Các kỹ thuật này có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật
  • Nội soi
  • X quang
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu.

Những phương pháp điều trị vỡ bàng quang

Nguyên tắc điều trị chung cho các trường hợp vỡ bàng quang là: điều trị nội khoa hồi sức chống sốc, kháng sinh và điều trị ngoại khoa. Trong đó, điều trị ngoại khoa là chủ yếu đối với những trường hợp nặng, chấn thương phức tạp hoặc có tổn thương phối hợp.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA), vỡ bàng quang trong phúc mạc phải được can thiệp và sửa chữa bằng phương pháp phẫu thuật do có nguy cơ dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết, suy thận và nghiêm trọng hơn là có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất