Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay • Hello Bacsi

Related Articles

Mũi của người phương Đông có nhiều hình thái và kiểu dáng khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có những “nhược điểm” nhất định so với dáng mũi của người phương Tây. Cụ thể, sống mũi của chúng ta thường thấp hơn, phần giữa mũi hơi lõm xuống thay vì gồ lên. Đầu chóp mũi cũng thường tròn hơn và không rõ ràng. Bên cạnh đó, góc mũi môi của người phương Đông có xu hướng nhọn hơn, phần cánh mũi loe rộng hơn so với chiều cao của mũi.

Vì lẽ đó, một trong những phương pháp chỉnh hình thẩm mỹ phổ biến ở các nước Đông Á là nâng mũi để cải thiện hình dáng mũi cho thanh tao hơn. Ngày nay, những lựa chọn trong việc thay đổi kiểu dáng mũi rất đa dạng, giúp đáp ứng đúng nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người. Bài viết sau đây sẽ điểm danh và cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về các phương pháp nâng mũi đang được ưa chuộng.

1. Các phẫu thuật nâng mũi

Về cấu tạo giải phẫu mũi ở người châu Á nói chung, phần sụn bên trên và dưới tương đối kém phát triển hơn so với người phương Tây nên phần lớn phẫu thuật nâng mũi cần phải cấy ghép thêm. Sụn dùng để nâng mũi có thể là sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân.

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Với phương pháp chỉnh hình này, bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao phần sống mũi, theo đó, đầu mũi và cánh mũi cũng sẽ được đẩy cao đáng kể. Sụn nhân tạo thường được làm từ các vật liệu như silicon, Gore-Tex….Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ phía dưới chóp mũi để bóc tách một khoang nhỏ rồi luồn phần sụn nhân tạo vào dưới lớp da sống mũi. Sau khi chỉnh hình cân đối, vết mổ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Đường khâu nằm phía bên trong lỗ mũi nên không để lộ sẹo.

Đây là một lựa chọn nâng mũi khá phổ biến với những ưu điểm như đơn giản, chi phí vừa phải, quá trình và thời gian phẫu thuật nhanh chóng (chỉ kéo dài 45 – 60 phút)… Nâng mũi bằng sụn nhân tạo giúp giải quyết các vấn đề về kích thước mũi cũng như hình dáng của sống mũi một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, phẫu thuật cấy ghép sụn nhân tạo cũng có khả năng gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng, lộ thanh sụn, lệch sống mũi, phản ứng của cơ thể với vật thể lạ và tổn thương da, mô mềm. Để giảm thiểu tối đa các biến chứng này, bạn cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín với đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đồng thời lựa chọn vật liệu sụn nhân tạo phù hợp, chất lượng.

cac-phuong-phap-nang-mui-hien-nay

Nâng mũi bằng sụn tự thân

Những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng sụn tự thân để nâng mũi giúp loại bỏ đáng kể tình trạng bị đào thải do cơ thể phản ứng với vật thể lạ. Các loại sụn thường dùng để nâng mũi là sụn tai, sụn vách ngăn mũi và sụn sườn.

Ưu điểm của phương pháp này là giảm được rủi ro nhiễm trùng, có khả năng tương thích cao với mô cơ thể, từ đó đem đến kết quả tự nhiên và khả năng duy trì lâu hơn. Không những thế, ghép sụn tự thân cũng giảm đáng kể nguy cơ bị lộ thanh độn sống mũi so với khi ghép sụn nhân tạo. Nhiều chuyên gia nhận thấy, sử dụng sụn sườn có thể thay đổi hình dáng mũi trong những trường hợp phức tạp mà không để lại biến chứng nguy hiểm như khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Đồng thời, việc sử dụng sụn tự thân đã được chứng minh rất tốt để tái tạo hoặc củng cố hai bên mũi nếu phần này bị sụp hoặc yếu.

Ngày nay, để tối ưu hóa hiệu quả nâng mũi, các chuyên gia thẩm mỹ đã kết hợp cả 2 loại sụn nhân tạo và sụn tự thân vào trong cùng một phương pháp, gọi là nâng mũi bọc sụn. Theo đó, bác sĩ sẽ nâng cao sống mũi của bạn bằng sụn nhân tạo và bọc đầu mũi bằng sụn tự thân để tạo hình dáng mũi mới hoàn hảo nhất. Sự kết hợp này giúp khắc phục các khuyết điểm khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo đơn thuần, đồng thời phát huy được các ưu điểm của sụn tự thân như:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất