Viêm mũi là gì? Các dạng bệnh viêm mũi thường gặp • Hello Bacsi

Related Articles

Quá trình chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải kết hợp với thông tin bệnh sử của gia đình. Người bị viêm mũi dị ứng thường có bố mẹ hoặc anh chị em trong nhà cũng mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm chích da cũng có thể được thực hiện để tìm ra tác nhân trực tiếp gây dị ứng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, việc này thường khó thực hiện một cách triệt để. Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid. Đây được xem là phương pháp tương đối an toàn khi sử dụng lâu dài
  • Sử dụng thuốc kháng histamine giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng
  • Rửa mũi bằng nước muối hoặc sử dụng bình xịt rửa mũi
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch giúp người bệnh dần dần xây dựng khả năng chịu đựng lâu dài với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, nó đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định mới đem lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh.

Viêm mũi không do dị ứng

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi không do dị ứng tiếp tục được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn, bao gồm:

Viêm mũi virus cấp tính

Viêm mũi virus cấp tính do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus gây bệnh cảm lạnh. Các triệu chứng bệnh bao gồm sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy dịch mũi sau, ho và sốt nhẹ.

Tình trạng này có thể được điều trị bằng thuốc thông mũi, chẳng hạn như thuốc xịt mũi oxymetazoline hoặc pseudoephedrine đường uống. Tuy nhiên, thuốc thông mũi dạng xịt chỉ nên được sử dụng trong 3 hoặc 4 ngày. Bạn không nên lạm dụng hoặc sử dụng thuốc xịt mũi trong thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng ngược – càng dùng thuốc thì màng nhầy càng sưng lên, mũi càng nghẹt.

Thuốc kháng histamine cũng có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng sổ mũi. Tuy nhiên, nó lại thường đi kèm với các tác dụng phụ, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Viêm mũi mãn tính

Bệnh này thường xuất phát từ viêm mũi cấp tính do virus kéo dài và không được điều trị. Tuy nhiên, nó cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra, bao gồm giang mai, lao phổi, bệnh xơ cứng mũi, bệnh lý do nhiễm nấm… Ngoài ra, độ ẩm thấp và chất kích thích trong không khí cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là tắc nghẽn mũi, nghẹt mũi và khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây chảy máu cam thường xuyên, chảy mủ và đóng vảy bên trong mũi.

Chảy máu cam

Để điều trị bệnh, bạn cần sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt hoặc viên uống. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thu thập mẫu chất nhầy từ mũi của bạn để xác định loại vi sinh vật nào đang gây bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp. Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn phải tiến hành sinh thiết để loại trừ nguyên nhân do ung thư.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất