Vì sao trẻ ăn hay bị nôn? Chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà như thế nào?

Related Articles

Vì vậy, bài viết sau của Hello Bacsi sẽ tổng hợp những nguyên nhân chính khiến bé hay nôn ói sau khi ăn, qua đó chia sẻ những lời khuyên hữu ích giúp bạn chăm sóc trẻ bị nôn tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, dù nôn trớ ở trẻ nhỏ là điều bình thường nhưng ba mẹ không nên chủ quan nếu tình trạng này xảy ra liên tục và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cách tốt nhất là bạn nên sớm đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Nguyên nhân nào khiến trẻ ăn hay bị nôn?

Trẻ ăn hay bị nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc trẻ bị nôn sau khi ăn có thể là bình thường nhưng vẫn có trường hợp nghiêm trọng. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ ăn hay nôn.

Bạn chăm sóc trẻ sai cách

Trên thực tế, trẻ ăn hay bị nôn là do ba mẹ chăm sóc con sai cách, chẳng hạn như cho con ăn hoặc bú quá nhiều, trẻ vừa được ăn no lại cho nằm hoặc đi ngủ liền… Trong khi dạ dày của trẻ thường nhỏ và chưa có khả năng tiêu hóa như người lớn, việc ép trẻ ăn vượt quá khả năng tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng nôn sau khi ăn.

Trong trường hợp này, trẻ nôn thức ăn ra ngoài là chủ yếu nên thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lời khuyên là ba mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn của con hợp lý hơn, chẳng hạn như chia nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa của trẻ không bị “quá tải” sau khi ăn. Đồng thời, bạn cần tránh để trẻ nằm nghỉ liền sau bữa ăn, thay vào đó là khuyến khích con vận động nhẹ nhàng một chút để tránh khó chịu nhé!

Trẻ ăn hay bị nôn do liệt dạ dày

trẻ hay bị nôn

Liệt dạ dày là tình trạng các cơ dạ dày hoạt động không bình thường khiến cho việc tiêu hóa gặp khó khăn. Triệu chứng phổ biến của bệnh lý này là trẻ ăn hay bị nôn và thường nôn sau bữa ăn khoảng vài giờ. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Khó chịu hoặc đau bụng trên
  • Cảm thấy no dù chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ
  • Buồn nôn, đầy hơi.

Nguyên nhân gây liệt dạ dày vẫn chưa được xác định rõ và hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Trong một số trường hợp, liệt dạ dày sẽ đỡ dần khi trẻ lớn lên nhưng đôi khi tình trạng này sẽ kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bác sĩ vẫn có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của trẻ thông qua việc điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống hợp lý.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất