Vì sao bé bú căng bụng vẫn đòi bú? Mẹ nên làm như thế nào?

Related Articles

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ cung cấp dưỡng chất để bé phát triển mà còn giúp trẻ nhận được nhiều lợi ích khác. Vì vậy, khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú thì mẹ có thể hiểu là trẻ đang muốn đạt được điều gì khác nhiều hơn là việc bú no.

Mặc dù cho trẻ bú nhiều giúp mẹ tăng tiết sữa và gắn kết với con hơn nhưng điều này vẫn làm cho nhiều mẹ lo lắng rằng trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều quá sao không? Mẹ nên tiếp tục cho con bú hay dừng lại khi bé bú no vẫn đòi bú? Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giúp mẹ trả lời những câu hỏi này và chọn ra phương án xử lý phù hợp.

Vì sao bé bú căng bụng vẫn đòi bú?

Việc nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng và kéo dài đến 2 năm đầu đời được khuyến khích để giúp trẻ đạt được tốc độ phát triển bình thường, khỏe mạnh. Thông thường, trẻ sơ sinh cần bú thường xuyên hoặc bú theo nhu cầu. Tuy nhiên, có những lúc mẹ nhận thấy em bé bú căng bụng vẫn đòi bú và thắc mắc không biết vì sao trẻ có biểu hiện này.

Trong trường hợp em bé đòi bú liên tục mặc dù trẻ không cần được bú nhiều sữa đến như vậy, điều này nghĩa là trẻ đang có những mong muốn khác, chẳng hạn như:

Sự thư giãn và liên kết với mẹ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có những căng thẳng, mệt mỏi riêng mà bé chưa thể diễn đạt được. Vì vậy, bé có thể đòi bú mẹ liên tục dù không đói chỉ vì muốn được gần gũi, được liên kết với mẹ nhiều hơn để cảm thấy thư giãn.

Trẻ muốn dễ ngủ hơn

bé đòi bú vì muốn được ru ngủ

Bé bú căng bụng vẫn đòi bú rất có thể là do trẻ đang gắt ngủ. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ khó ngủ là trẻ ngáp nhiều, mệt mỏi, cáu kỉnh, khóc… Lúc này trẻ rất buồn ngủ nhưng không ngủ được nên cần được ôm ấp và ngậm ti mẹ để dễ ngủ hơn.

Bé bú căng bụng vẫn đòi bú vì muốn được giảm đau hoặc giảm khó chịu

Sữa mẹ chứa melatonin có tác dụng giảm đau bụng ở trẻ sơ sinh và cải thiện giấc ngủ của bé. Vì vậy, đôi khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú có thể là do trẻ đang cảm thấy khó chịu hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa và muốn được giảm đau nhờ việc bú mẹ.

Trẻ đang trải qua thời kỳ phát triển vượt trội

Trẻ sơ sinh đang trải qua thời kỳ phát triển vượt trội thường muốn được bú mẹ nhiều hơn bình thường. Vì vậy, trong giai đoạn đầu đời, mẹ cần lưu ý đến một số mốc thời gian trẻ thường phát triển nhanh, bao gồm:

  • 7 – 14 ngày tuổi
  • 2 tháng tuổi
  • 4 tháng tuổi
  • 6 tháng tuổi.

Trong những mốc thời gian này, mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu trẻ vẫn còn đói sau khi bú và cho con bú thường xuyên hơn.

Trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều có sao không?

Việc nuôi con bằng sữa mẹ đem đến lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn lo lắng trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều có sao không? Về khía cạnh sức khỏe thì trẻ đòi bú nhiều không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, về mặt thói quen của em bé thì có nhiều vấn đề tiêu cực được đặt ra. Sau đây là câu trả lời dành cho những vấn đề này giúp mẹ hiểu đúng hơn về việc đáp ứng trẻ đòi bú liên tục.

Cho trẻ bú thường xuyên là “chiều hư” con

bé bú căng bụng vẫn đòi bú

Sự thật: Trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển đến mức có khả năng thao túng người lớn hoặc có đủ nhận thức để giải quyết vấn đề. Vì vậy, bạn không cần lo lắng việc cho trẻ ngậm ti mẹ thường xuyên sẽ hình thành thói quen xấu ở trẻ.

Em bé không thể học cách tự ngủ

Sự thật: Làm dịu cơn buồn ngủ của trẻ là một phần tự nhiên của quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Hơn nữa, việc cho con bú có thể giúp trẻ cải thiện giấc ngủ. Vì vậy, nếu bé bú căng bụng vẫn đòi bú để cảm thấy dễ đi vào giấc ngủ hơn thì mẹ có thể đáp ứng con mà không cần quá lo lắng.

Trẻ bám mẹ hơn khi được cho bú quá nhiều

Sự thật: Sự gắn kết giữa mẹ và bé là một phần quan trọng đối với quá trình phát triển của con. Trẻ bám mẹ hơn khi được cho bú quá nhiều không phải lúc nào cũng xảy ra và điều này không quá tiêu cực như mọi người hay nghĩ. Bởi vì khi trẻ lớn lên thì hành vi của bé cũng sẽ được điều chỉnh để trở nên độc lập.

Mẹ nên làm thế nào khi bé bú căng bụng vẫn đòi bú?

Đối với vấn đề này, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của em bé mà mẹ có thể chọn cách xử lý phù hợp. Nếu bé bú căng bụng vẫn đòi bú là để dễ ngủ hoặc giúp con cảm thấy dễ chịu, bạn có thể tiếp tục cho bú với điều kiện là trẻ không có biểu hiện nôn ói, quấy khóc nhiều hơn.

Ngược lại, nếu bé đòi bú liên tục nhưng lại dễ bị ọc sữa, trớ sữa thì mẹ nên ngừng cho con bú. Thay vào đó, mẹ có thể chọn cách cho con ngậm ti giả, hát ru, dùng thiết bị tạo tiếng ồn trắng hoặc đổi tư thế bế con để em bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Mặt khác, mẹ cũng nên theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên. Trong trường hợp trẻ có các triệu chứng bất thường hoặc đòi bú nhiều nhưng không tăng cân, chậm phát triển thì mẹ nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý (nếu có) nhằm đưa phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả.


Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cùng hơn 5.000 bố mẹ khác

Vừa bỏ túi bí quyết chăm sóc bé yêu miễn phí vừa có cơ hội nhận quà hàng tháng tại cộng đồng Nuôi dạy con. Click đăng ký ngay!


Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất