Túi nha chu là gì? Những thông tin cần biết để bảo vệ răng nướu tốt nhất

Related Articles

Như đã đề cập, nếu khoảng cách giữa răng và nướu từ 1 đến 3 mm thì điều này là bình thường và cho thấy răng nướu của bạn vẫn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu túi nha chu có độ sâu khoảng 4 mm thì kết quả này có thể đáng lo ngại. Nha sĩ sẽ đánh giá thêm các tình trạng khác như nướu răng có sưng tấy, chảy máu hay không để tiến hành làm sạch hoặc điều trị.

Đối với túi nha chu có độ sâu dao động từ 5 đến 12 mm, kết quả này cho thấy bệnh viêm nha chu đang phát triển và cần phải điều trị. Nếu túi quá sâu và đã dẫn đến tiêu xương, nha sĩ sẽ chụp X-quang đánh giá mức độ tổn thương cấu trúc răng để quyết định có nên giữ lại răng hay không.

Túi nha chu được điều trị như thế nào?

túi nha chu

Dựa vào kết quả chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của túi nha chu, nha sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

Làm sạch răng miệng

Đối với túi nha chu có độ sâu 4 đến 5 mm và răng nướu không quá sưng viêm hoặc chảy máu, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng cho bệnh nhân. Trong đó, các bước chăm sóc răng nướu cơ bản thường bao gồm kiểm tra sức khỏe răng miệng, loại bỏ mảng bám, lấy cao răng, đánh bóng răng, cho bệnh nhân súc miệng và hướng dẫn vệ sinh răng miệng tại nhà.

Nha sĩ có thể kê đơn loại nước súc miệng kháng khuẩn cho bạn. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ về chăm sóc răng miệng tại nhà, chẳng hạn như đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày.

Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật đối với túi nha chu thường bao gồm những giải pháp cơ bản sau:

  • Cạo vôi răng: Hoạt động này giúp loại bỏ cao răng, vi khuẩn, mảng bám khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu răng. Quy trình này có thể được thực hiện bằng tia laser, thiết bị siêu âm hoặc các dụng cụ cầm tay khác.
  • Bào láng gốc răng: Sau khi cạo vôi răng, nha sĩ thường tiến hành bào láng gốc răng để làm nhẵn bề mặt chân răng, ngăn ngừa sự tích tụ thêm của mảng bám, vi khuẩn và cao răng. Qua đó góp phần chữa lành, giúp mô nướu có thể tự khít lại với răng và giảm kích thước túi nha chu.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống có thể giúp kiểm soát nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể bao gồm nước súc miệng có kháng sinh hoặc bôi gel có kháng sinh vào vùng giữa răng và nướu để diệt khuẩn, giảm viêm.

Điều trị túi nha chu bằng phẫu thuật

Nếu túi nha chu sâu, có thể kèm tiêu xương răng nhưng vẫn có thể giữ lại răng thì nha sĩ thường đề xuất bạn phẫu thuật thu nhỏ túi nha chu (Flap surgery). Khi thực hiện, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên nướu để lộ chân răng, giúp cho việc cạo vôi và bào chân răng dễ dàng hơn.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, nha sĩ sẽ ghép mô nướu hoặc ghép xương đối với bệnh nhân viêm nha chu nặng bị tiêu xương. Đây là cách giúp răng được giữ cố định, nhanh phục hồi và giảm nguy cơ mất răng do túi nha chu. Ở bước cuối cùng, mô nướu của bạn sẽ được khâu lại đúng vị trí và kết thúc phẫu thuật. Sau khi lành, bạn sẽ dễ dàng làm sạch những khu vực này hơn và duy trì mô nướu khỏe mạnh.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất