Trẻ bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao? Mẹ đừng quá lo lắng! • Hello Bacsi

Related Articles

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2018 đã chỉ ra rằng trẻ nhỏ là đối tượng bị nhiễm khuẩn HP cao nhất, đặc biệt là những trẻ sống trong môi trường có bố, mẹ, người thân bị nhiễm HP hoặc môi trường có tình hình vệ sinh không tốt. Hiện tỷ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn HP ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tình trạng nhiễm khuẩn HP ở trẻ nhỏ sẽ có rất nhiều điểm khác biệt so với nhiễm khuẩn HP ở người lớn. Hãy cùng xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để biết trẻ bị nhiễm khuẩn HP phải làm sao nhé!

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn gọi là vi khuẩn HP) là một loại xoắn khuẩn gram âm. Với cấu tạo đặc biệt, loại vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển ở môi trường axit đậm đặc như bên trong lớp niêm mạc dạ dày, gây nên các bệnh lý về hệ tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có thể tấn công trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ sơ sinh nhiễm vi khuẩn HP lại khác với trẻ mẫu giáo, trẻ vị thành niên :

Trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi

Sẽ rất khó để phát hiện trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn HP bởi những triệu chứng chỉ được thể hiện qua tiếng khóc:

  • Bé quấy khóc liên tục
  • Không chịu bú, hay bị trớ sữa
  • Đau vùng thượng vị, vừa cong lưng vừa khóc gắt
  • Phân có dấu hiệu bất thường

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp ở trẻ em dưới 12 tuổi:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Đau bụng liên tục, dữ dội, đau quặn từng cơn
  • Chán ăn, cơ thể suy nhược, xanh xao
  • Rối loạn tiêu hóa (dấu hiệu thường gặp nhất)

Trẻ vị thành niên

Ở độ tuổi này, các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP rất dễ nhận thấy:

  • Đau vùng thượng vị, đau lan sang lưng
  • Khó tiêu, bụng chướng
  • Nôn bất cứ lúc nào, dù bụng đói hay no
  • Hôi miệng do vi khuẩn HP bám ở răng sinh ra khí có mùi hôi

Ngoài ra, trong một số trường hợp nặng, bé có thể nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen.

Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP có thể bị thiếu máu trầm trọng, ăn kém, cơ thể suy nhược, chậm phát triển. Một số trường hợp còn có thể bị loét dạ dày gây chảy máu, thủng dạ dày, tiêu chảy, đau bụng liên tục, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch… Do đó, nếu thấy trẻ có các triệu chứng kể trên, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP có nguy hiểm không? Điều trị HP ở trẻ em như thế nào?

Trẻ đau bụng do nhiễm khuẩn HP

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất