Mẹ không có sữa sau sinh phải làm sao? Đâu là cách gọi sữa về nhiều?

Related Articles

5. Cho bé bú mẹ đúng cách để gọi sữa về nhiều

Việc bé không bú sữa mẹ đúng cách, không bú hết sữa sẽ ngăn cản cơ thể mẹ sản xuất sữa. Điều này dẫn đến tình trạng sữa mẹ tiết ra ít, thậm chí mất sữa dần. Do đó, bạn cần tìm hiểu cách cho con bú sữa mẹ đúng và cho bé bú hết sữa sau mỗi cữ bú. Nếu bé bú không hết, bạn nên dùng máy hút sữa hút sữa thừa và lưu trữ để con dùng sau.

6. Xin lời tư vấn của ​bác sĩ

Nếu sau sinh vài ngày mà bạn vẫn chưa có sữa, sữa quá ít, hãy xin tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra để xem bạn có bất kỳ yếu tố nào cản trở việc sản xuất sữa mẹ hay không.

14 nguyên nhân khiến mẹ không có sữa sau sinh

Mẹ không có sữa sau sinh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nên, đối với một số bà mẹ, việc không có sữa, “sữa về” chậm sau sinh hoặc ít sữa sau sinh khiến sữa không đủ cho bé bú khiến họ rất lo lắng. Dưới đây là những nguyên nhân lý giải tại sao bạn không có sữa sau sinh hay sữa chậm về, có quá ít sữa:

1. Căng thẳng có thể khiến mẹ ít sữa sau sinh

Cuộc sống bận rộn sau sinh khiến nhiều mẹ bỉm có ít thời gian hơn cho bản thân, ít tiếp xúc với gia đình, bạn bè… Điều này làm cho việc thổ lộ cảm xúc, những khát vọng hay nhu cầu của bản thân ít có cơ hội được giãi bày nên dễ rơi vào căng thẳng.

Các bác sĩ đã xác định căng thẳng là một trong nguyên nhân chính gây ra vô số chứng bệnh như lo lắng, bệnh tim, trầm cảm và sự sản xuất sữa mẹ diễn ra kém. Phụ nữ sau sinh bị stress có thể khiến cơ thể không tiết sữa dẫn đến sau sinh không có sữa.

2. Mất cân bằng nội tiết tố

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới yết hầu, có dạng con bướm, đóng vai trò rất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ bị trục trặc sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến lượng sữa tiết ra ít, thậm chí là không có sữa.

Estrogen và progesterone là hai hormone có liên quan đến sự phát triển tuyến vú, thời kỳ dậy thì và khả năng sinh sản của phụ nữ. Prolactin hỗ trợ sự sản xuất sữa trong thời gian mang thai, trong khi oxytocin giúp dòng sữa chảy qua các ống dẫn. Việc thiếu các hormone kể trên do các vấn đề liên quan đến chức năng tuyến giáp hoặc bất kỳ yếu tố nào khác sẽ cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.

3. Không có sữa sau sinh do ảnh hưởng của lối sống

Những người mẹ có lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện có thể gặp vấn đề với quá trình sản xuất sữa mẹ sau sinh.

Do đó, để đảm bảo nguồn sữa cho bé và tránh bị ít sữa sau sinh, mẹ bầu cần xây dựng thói quen vận động thể chất phù hợp, chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, cà phê…

4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc và thảo dược

Việc sử dụng một số loại thuốc và thảo dược trước khi sinh hay ngay sau khi sinh có thể là tác nhân cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng việc dùng thuốc giảm đau trong khi chuyển dạ có thể trì hoãn sự khởi đầu của việc tiết sữa, dẫn đến không có sữa sau sinh. Ngoài ra, các loại thảo mộc như cây xô thơm, lá kinh giới cay (oregano), rau mùi tây và bạc hà cũng được biết là có tác dụng ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.

Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các loại thuốc theo toa hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn có ý định dùng hoặc từng sử dụng khi gần đến ngày sinh. Ngoài ra, sau khi sinh, bạn cũng nên tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia y tế hay các chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho bé bú.

5. Sử dụng thuốc tránh thai

Hầu hết các loại thuốc tránh thai hoạt động bằng cách kiểm soát nồng độ các hormone trong cơ thể nhằm ức chế quá trình rụng trứng. Nhiều ý kiến cho rằng điều này có thể gây ra những tác động xấu lên sức khỏe người dùng. Việc sử dụng thuốc tránh thai ngay sau khi sinh có thể là nguyên nhân mất sữa hoặc ít sữa sau sinh.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất