Trẻ 10 tuổi và những cột mốc phát triển quan trọng cha mẹ cần biết

Related Articles

10 tuổi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi vượt bậc của trẻ nhỏ cả về thể chất lẫn tinh thần. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn rất cần sự hỗ trợ và bảo vệ của cha mẹ. Chính vì vậy, bạn hãy dành nhiều thời gian ở bên cạnh để chia sẻ và hiểu hơn về những gì con đang trải qua nhằm có biện pháp trợ giúp và can thiệp phù hợp nhé.

10 tuổi, một số bé nghĩ rằng mình đã lớn, đã trưởng thành và có rất nhiều hành động bắt chước người lớn. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng như vậy, có những bé vẫn còn rất trẻ con. Thực tế, 10 tuổi là giai đoạn có rất nhiều sự thay đổi, đây là một giai đoạn dần chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn với rất nhiều khó khăn, thử thách mà trẻ cần bạn bên cạnh để hướng dẫn và vượt qua.

Sự phát triển thể chất ở trẻ 10 tuổi

Ở độ tuổi này, nhiều trẻ bắt đầu tăng trưởng rất nhanh. Các bé gái thường phát triển nhanh hơn và có xu hướng cao hơn các bé trai cùng tuổi.

Một số bé trai 10 tuổi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì, trong khi một số khác phải đợi đến khi 11, 12 hoặc thậm chí 13. Sự chênh lệch về tăng trưởng này có thể tạo sự khó chịu bởi nhiều trẻ cảm thấy mình quá khác biệt so với các bạn.

Cột mốc quan trọng

  • Trẻ kiểm soát tốt cả kỹ năng vận động thô và vận động tinh, quan tâm nhiều đến các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp giữa kỹ năng và sức mạnh, sự bền bỉ, khéo léo, tinh mắt và sự cân bằng.
  • Bắt đầu có dấu hiệu dậy thì như da nhờn, tăng tiết mồ hôi, rậm lông vùng sinh dục và dưới cánh tay.

Cha mẹ cần lưu ý gì?

Dù trẻ 10 tuổi đã có các dấu hiệu trưởng thành nhưng các bé vẫn cần đi ngủ sớm. Trẻ ở độ tuổi này nên ngủ từ 9 đến 10 giờ mỗi đêm để đảm bảo cơ thể tiết ra đủ lượng hormone tăng trưởng cần thiết.

Sự phát triển cảm xúc ở trẻ 10 tuổi

trẻ 10 tuổi

Ở tuổi lên 10, trẻ đã nhận thức được rằng mình là ai. Nhiều trẻ còn bắt đầu suy nghĩ đến việc học ở trường trung học nào và bắt đầu thiết lập các mối quan hệ xã hội mới.

Ở giai đoạn này, nhiều bé gái đã bước vào tuổi dậy thì và dần có những thay đổi về tâm sinh lý. Trẻ có thể có các cảm xúc như phấn khích, hồ nghi, lo lắng và thậm chí bối rối.

Ngoài ra, cảm xúc của trẻ cũng có những biến động rất lớn bởi giai đoạn này trẻ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ về thể chất và những thay đổi khác trong cuộc sống. Thậm chí, điều này còn có thể làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ ở trường và gây trở ngại cho vấn đề hòa nhập và giao lưu với bạn bè.

Đặc biệt, trẻ cũng bắt đầu muốn vượt qua giới hạn, phớt lờ ý kiến của người lớn khiến việc dạy dỗ trẻ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, bạn cần tiếp tục thể hiện sức ảnh hưởng của mình lên con, cương quyết và rõ ràng trong việc dạy dỗ con, cho con cảm nhận cha mẹ tôn trọng con không có nghĩa con được quyền vượt qua những ranh giới về cách ứng xử, đạo đức…

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất