Tìm hiểu về các thăm khám và xét nghiệm thường quy trong thai kỳ

Related Articles

Trong số những xét nghiệm thường quy có những xét nghiệm bạn chỉ cần thực hiện một lần, có những xét nghiệm cần thực hiện đều đặn mỗi khi đi khám thai. Ngoài ra, căn cứ vào độ tuổi mang thai, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, lượng thai nhi mà bạn đang mang, kết quả các xét nghiệm thai kỳ trước đó… mà bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu làm một số xét nghiệm bổ sung như chọc dò ối, lấy mẫu lông nhung màng đệm…

Thăm khám và các xét nghiệm thường quy khi mang thai

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường được chỉ định thực hiện các thăm khám và xét nghiệm sau:

1. Kiểm tra cân nặng

Không chỉ phản ánh sức khỏe của thai phụ mà cân nặng của mẹ bầu còn cho thấy sự phát triển của bào thai trong tử cung. Do đó, mẹ bầu thường được yêu cầu kiểm tra cân nặng mỗi lần đi khám thai.

Mức tăng cân của mẹ bầu được ước tính dựa vào cân nặng trước khi mang thai.

Nếu bạn có cân nặng bình thường trước khi mang thai, tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng 18.5 – 24.9, mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg, cụ thể như sau:

  • 3 tháng đầu: Tăng 1 kg
  • 3 tháng giữa: Tăng 4 – 5 kg
  • 3 tháng cuối: Tăng 5 – 6 kg

Nếu mẹ bầu nhẹ cân (BMI: <18,5), trong thai kỳ mức tăng cân nên đạt khoảng 1/4 so với cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 13 – 18 kg.

Nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân, béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7 – 11 kg.

Trường hợp mang song thai, mẹ bầu cần tăng khoảng 16 – 20,5 kg.

2. Kiểm tra huyết áp

kiểm tra huyết áp

Mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu sẽ được kiểm tra huyết áp. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn, không gây đau. Thông qua các chỉ số đo được, bác sĩ sẽ xác định được bạn có bị cao huyết áp không.

Cao huyết áp chính là một trong những nguy cơ dẫn đến tiền sản giật. Ngoài ra, huyết áp cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận và gan của mẹ bầu. Việc phát hiện sớm cao huyết áp thai kỳ giúp bạn được điều trị đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng xấu.

3. Kiểm tra vùng chậu

Việc kiểm tra vùng chậu của mẹ bầu giúp các bác sĩ phần nào đánh giá được kích thước, vị trí của âm đạo, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng.

Bác sĩ hoặc y tá sẽ chèn một hoặc hai ngón tay đeo găng của một bàn tay vào âm đạo, bàn tay còn lại ấn lên bụng dưới. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn xuống bụng và di chuyển các ngón tay xung quanh bên trong âm đạo để có thể cảm nhận kích thước, hình dạng và kết cấu của tử cung và buồng trứng. Trong thủ thuật này, các bác sĩ có thể phát hiện bất kỳ sự tăng trưởng bất thường nào.

4. Xét nghiệm nước tiểu

Đây cũng là 1 xét nghiệm mà bạn phải thực hiện mỗi khi đi khám thai. Xét nghiệm này giúp các bác sĩ đánh giá xem bạn có bị nhiễm trùng bàng quang, thận hoặc lượng protein thừa trong nước tiểu (đạm niệu) hay không. Việc có quá nhiều protein trong nước tiểu là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật mà mẹ bầu cần hết sức lưu tâm.

5. Xét nghiệm máu tổng quát quý I

Kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy máu của bạn từ tĩnh mạch trên cánh tay để đem đi xét nghiệm. Bạn có thể cảm thấy hơi đau một chút.

Xét nghiệm này sẽ kiểm tra về chức năng gan của mẹ bầu, kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan B, HIV hay không. Ngoài ra, thông qua các chỉ số xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đánh giá được mẹ bầu có nguy cơ đái tháo đường hay không, bị thiếu máu hay không, nhóm máu và yếu tố Rh của mẹ bầu (một điều kiện đo lường khả năng tương thích giữa máu của mẹ bầu với máu của em bé).

Nếu kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng mẹ bầu đang trong tình trạng thiếu máu, bác sĩ có thể hướng dẫn cách ăn uống hoặc cho dùng thuốc để cải thiện tình hình.

Việc xác định nhóm máu rất quan trọng, phòng khi mẹ bầu gặp tình trạng cấp cứu sẽ có nhóm máu để truyền kịp thời.

6. Xét nghiệm tầm soát nguy cơ bất thường bẩm sinh

Xét nghiệm NIPT

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất