Thanh táo • Hello Bacsi

Related Articles

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong cây Thanh táo có chứa hợp chất giúp kháng HIV là patentiflorin A. Hợp chất này ức chế hoạt động phiên mã ngược hiệu quả hơn nhiều so với azidothymidine (AZT) – thuốc chống HIV đầu tiên được phát triển và chấp thuận vào năm 1987. Đây là tín hiệu tích cực để điều chế ra các loại thuốc kháng lại virus HIV, bệnh lao, sốt rét và kháng ung thư.

Trong Đông y, thanh táo có bị hơi chua, đắng, tính mát, quy vào kinh can và thận. Vị thuốc này có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng của dược liệu thanh táo là gì?

Vỏ rễ và vỏ thân được dùng làm thuốc chữa đau xương, đau khớp, chân tay tê bại, các vết sưng đau, vàng da, ho, sốt, mụn nhọt, rôm sẩy.

Để dùng ngoài da, đem lá cây giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa với liều lượng không hạn chế. Cả cây thanh táo phơi khô, tán bột có tác dụng trừ sâu, mọt, nhậy.

Trong y học Trung Quốc, rễ đem sắc và hãm dùng làm thuốc lợi tiểu, hạ nhiệt và giảm đau, chữa lao phổi, thấp khớp, tiểu khó, mụn nhọt, tiêu chảy. Lá trị sốt, đau lưng, vô kinh, sưng tấy, ho, eczema, đau nửa đầu.

Trong y học dân gian Ấn Độ, thanh táo được coi là có tác dụng hạ sốt, gây nôn, điều kinh, làm ra mồ hôi, điều trị vô kinh và rối loạn chức năng dạ dày. Lá được dùng làm thuốc chống sốt rét chu kỳ, hồi phục chức năng và diệt sâu bọ.

Lá tươi giã đắp chữa tê phù, thấp khớp. Lá và mầm non làm ra mồ hôi, nước hãm lá chữa nhức đầu, liệt nửa người và mặt. Dịch ép lá giúp cầm máu bên trong cơ thể, dùng nhỏ tai trị đau tai, nhỏ mũi trị đau nửa đầu và cũng dùng chữa cơn đau bụng ở trẻ em.

Rễ trị thấp khớp, tiểu tiện khó, sốt, mụn nhọt, vàng da và tiêu chảy. Vỏ cây là thuốc gây nôn.

Ở Philippines, cao lá và mầm non được dùng làm thuốc gây nôn, trị ho và hen, lá tươi dùng tại chỗ chữa phù trong bệnh tê phù và thấp khớp, lá nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi đẻ.

Ở Malaysia, lá đắp chữa nhức đầu và nấu nước tắm, rửa sau khi đẻ. Lá còn có trong các chế phẩm trị lậu, vô kinh và sốt rét.

Ở Indonesia, lá dùng trị nhức đầu, thấp khớp và các chứng đau.

Ở Thái Lan, rễ trị tiểu tiện khó, tiêu chảy và rắn cắn; vỏ cây trị sốt, ho, lỵ amip, vết thương và dị ứng.

Ở Madagascar, nước sắc từ rễ đun với sữa được sử dụng trong bệnh thấp khớp, kiết lỵ và vàng da. Nước sắc từ ngọn hoa thường được dùng với mục đích khử trùng. Lá còn được dùng như là một biện pháp để phòng tránh thai ở cả đàn ông và phụ nữ.

Liều dùng của thanh táo

Liều dùng thông thường của thanh táo là bao nhiêu?

Trung bình, một ngày có thể dùng 6–12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hay ngâm rượu.

Một số bài thuốc có thanh táo

Thanh táo được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Chữa ho, số, mồ hôi trộm

Rễ thanh táo, miết giáp, địa cốt bì, sài hồ mỗi vị 10g, đương quy, tri mẫu mỗi vị 5g, thanh cao, ô mai mỗi vị 4g. Tất cả đem sắc uống trong ngày.

2. Chữa phong thấp, chân tay tê bì

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất