Thời gian ăn uống trong ngày: hiểu để khỏe hơn • Hello Bacsi

Related Articles

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh hoạt động của cơ thể sẽ đạt mức tối ưu khi bạn ăn uống đúng cách. Cụ thể hơn, thời gian ăn uống của bạn nên phù hợp với nhịp điệu sinh học. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tình trạng xáo trộn nhịp điệu sinh học do bỏ bữa, ăn muộn hay ăn khuya rất dễ dẫn đến hàng loạt vấn đề liên quan đến quá trình trao đổi chất.

Mặt khác, điều này cũng là tiền đề khiến cân nặng tăng một cách nhanh chóng.

Thời gian ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Tiến sĩ Satchin Panda, chuyên gia về nghiên cứu nhịp điệu sinh học đã lập luận rằng các phản ứng trao đổi chất của một người có xu hướng cải thiện khi thời gian ăn uống của người đó chỉ nằm trong khoảng 8–10 giờ mỗi ngày. Thêm vào đó, bữa ăn đầu tiên nên bắt đầu vào buổi sáng và bữa cuối cùng nên diễn ra trong khoảng 6–7 giờ tối.

Phương pháp này còn có tên gọi là “khống chế ăn sớm” (early time-restricted feeding hay eTRF), xuất phát từ việc quá trình trao đổi chất diễn ra tuân theo quy luật của nhịp điệu sinh học. Ví dụ như, hormone, enzyme và hệ tiêu hóa hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng và chiều tối.

Tuy nhiên, không ít người lại có xu hướng ăn nhẹ hay ăn nhiều bữa rải rác từ khi họ thức dậy cho đến khi chuẩn bị đi ngủ. Mặt khác, trong một nghiên cứu của tiến sĩ Panda, ông cũng ước tính trung bình thời gian ăn uống trong ngày của một người có thể từ 15 giờ trở lên.

Bên cạnh đó, phần lớn mọi người thường bắt đầu ngày mới bằng tách cà phê hoặc ly sữa nóng và kết thúc một ngày làm việc với:

  • Ly rượu vang
  • Bữa ăn đêm
  • Đồ ăn vặt như khoai tây chiên, các loại hạt khô…

Ngoài tiến sĩ Panda, không ít chuyên gia dinh dưỡng khác cũng đánh giá thói quen ăn uống như trên hoàn toàn mâu thuẫn với nhịp điệu sinh học ở người, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể.

thoi-gian-an-uong-qua-muon
Các bữa ăn khuya rất dễ khiến sức khỏe của bạn “tuột dốc” nhanh chóng.

Thời gian ăn uống không phù hợp với nhịp điệu sinh học gây nên vấn đề gì?

Từ lâu, các nhà khoa học đã tìm thấy “chiếc đồng hồ chủ” trong não bộ của chúng ta. Bộ phận ở vùng dưới đồi này chịu trách nhiệm chi phối chu kỳ thức – ngủ thông qua việc phản ứng với ánh sáng.

Mặt khác, nhiều năm trước, một số nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện rằng mỗi cơ quan trong cơ thể đều có một “đồng hồ” riêng để chi phối chu kỳ hoạt động trong ngày.

Nhịp điệu sinh học “ăn sâu” đến mức được lập trình sẵn trong chuỗi ADN. Vài kết quả nghiên cứu cũng đã chứng minh hàng ngàn gene được “đóng – mở” (ức chế và kích hoạt) đều đặn mỗi ngày trong cùng một thời điểm.

Theo nhiều chuyên gia, nhịp điệu sinh học giúp các bộ phận trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau 24 giờ hoạt động năng suất.

Mối tương quan giữa thời gian ăn uống và nhịp điệu sinh học

Bạn thường xuyên ăn nhẹ trước khi đi ngủ hoặc dùng bữa khuya? Hãy chấm dứt thói quen này lại trước khi quá muộn.

Tiến sĩ Courtney Peterson, chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Alabama, Birmingham cho biết, hầu hết bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy tiêu thụ lượng lớn thức ăn vào ban ngày sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn, chẳng hạn như:

  • Khả năng đốt cháy calo của cơ thể giảm dần về đêm.
  • Vào ban ngày, tuyến tụy tăng cường sản sinh insulin nhằm kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tốc độ sản xuất loại hormone này sẽ giảm dần khi trời tối.
  • Đồng hồ sinh học ở ruột đảm nhiệm công việc điều chỉnh dòng chảy cũng như nồng độ enzyme hàng ngày, đồng thời quản lý quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Tương tự insulin, nhóm enzyme tiêu hóa này cũng được sản xuất nhiều nhất vào ban ngày.
  • Hoạt động của nhóm lợi khuẩn (vi khuẩn đường ruột) trong ngày cũng diễn ra theo quy luật nhất định.

Ngoài ra, chuyên gia Peterson còn cho biết, việc thiếu ánh sáng mặt trời vào ban đêm kích thích não giải phóng melatonin, hormone chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ thức – ngủ của một người.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất