Thời điểm lý tưởng để mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh • Hello Bacsi

Related Articles

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Để hiểu về giãn tĩnh mạch thừng tinh, trước hết chúng ta cần biết về giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng và mở rộng, thường xảy ra ở chân và bàn chân. Các tĩnh mạch nổi rõ, màu xanh hoặc tím đậm, xoắn lại, sần và phồng lên trên bề mặt da. Giãn tĩnh mạch có khả năng xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như chân, tay, thực quản, hậu môn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Giãn tĩnh mạch thực quản là bệnh gì

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng giãn tĩnh mạch ở bìu, có khả năng xảy ra ở một hoặc cả hai bên bìu. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên hiếm khi xảy ra.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở bên trái, do cấu trúc giải phẫu của bìu trái và bìu phải có khác nhau đôi chút. Tĩnh mạch tinh trùng bên trái là một trong những tĩnh mạch dài nhất trong cơ thể người đàn ông. Cấu trúc giải phẫu và mạch máu xung quanh gây ra áp lực nhiều hơn trong tĩnh mạch bìu trái, khiến tĩnh mạch vùng này giãn nở hoặc mở rộng. Khi b bnh, các van trong đám rối tĩnh mạch không thể điều hướng máu lưu thông, khiến máu chảy ngược về tinh hoàn.

Triệu chứng và cấp độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trong hầu hết các trường hợp, người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng nào. Thậm chí, h còn không biết mình gặp phải vấn đề này. Triệu chứng (nếu có) thường sẽ biểu hiện trong thời tiết nóng, khi người bệnh gắng sức tập thể dục hoặc đứng/ngồi trong thời gian dài. Triệu chứng bao gồm:

  • Cơn đau âm ỉ ở tinh hoàn
  • Cảm giác nặng nề trong bìu
  • Tĩnh mạch giãn ở bìu có thể cảm nhận được
  • Khó chịu ở tinh hoàn
  • Bên bìu bị giãn tĩnh mạch có tinh hoàn nhỏ hơn

Các cấp độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Có nhiều hệ thống phân cấp độ giãn tĩnh mạch thừng tinh, đây là một trong s đó:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Hiện tượng giãn tĩnh mạch không phát hiện được khi quan sát hoặc thăm khám thông thường, nhưng có thể được nhận diện thông qua siêu âm (giãn tĩnh mạch thừng tinh cận lâm sàng)
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Tình trạng giãn tĩnh mạch đã có thể được nhận biết khi khám, lúc bệnh nhân thực hiện thao tác valsalva
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khám được ngay cả khi không thực hiện thao tác valsalva
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Giãn tĩnh mạch đã đến mức gây biến dạng bìu, và sự biến dạng này quan sát được. Bìu lúc này trông như một túi giun mềm.

Bác sĩ s dựa trên cấp độ bệnh để cân nhắc xem tình trạng bệnh nhân hiện ti có cần điều trị hay không, và nếu có thì nên lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất