Rau má có tác dụng gì? Liều dùng và cách dùng • Hello Bacsi

Related Articles

Tên gọi khác: Tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban, Hydrocotyle asiatica L.

Tên tiếng Anh: Gotu Kola, Indian pennywort, centelle

Họ: Hoa tán (Apiaceae)

Tổng quan

Tìm hiểu chung

Rau má là loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ đất nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Loại rau này có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo.

Đây là cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ khoảng 2 – 5 lá ở một mấu. Hoa của cây có màu trắng trong khi quả lại có màu nâu đen.

Rau má mọc dại ở những nơi ẩm thấp như bờ mương hay thung lũng. Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này ở dưới các tán lá của vườn cây hoặc men theo bờ ruộng. Hiện nay, ở TP. HCM và Tiền Giang, một vài giống đã được chọn lọc để trồng ở những vùng rau chuyên canh.

Thành phần hóa học

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.

Trong 100g chiết xuất từ dược liệu này có chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột; 4,5g cellulose; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene…

Bộ phận dùng

Toàn cây, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Dạng dùng của rau má là gì?

Rau má có những dạng dùng như sau:

  • Dạng tươi
  • Nước sắc
  • Viên nang mềm 450mg
  • Trà.

Tác dụng, công dụng

Rau má có tác dụng, công dụng gì?

Ru má có nhiều tác dụng

Loại rau này không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính. Vì vậy, từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng loại rau này như một vị thuốc chữa bệnh.

Đây là một loại thảo dược thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic. Các bộ phận trên mặt đất của cây được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), bệnh zona, bệnh phong, tả, lỵ, bệnh giang mai, bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn), lao và bệnh sán máng.

Rau má cũng được sử dụng điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ. Thảo dược này còn được dùng chữa lành vết thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm giãn tĩnh mạch và cục máu đông ở chân.

Một số người sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amiđan, viêm màng phổi, bệnh gan (viêm gan), vàng da, lupus đỏ hệ thống (SLE), đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, thiếu máu, tiểu đường và để giúp họ sống lâu hơn.

Trong y học Ấn Độ, đây là thuốc lợi tiểu, tăng dinh dưỡng và bổ. Ở Napal, cây được dùng làm thuốc bổ thần kinh và đắp là tươi điều trị vết thương. Ở Madagascar, loài cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài.

Một số phụ nữ còn sử dụng rau má để ngừa thai, không hành kinh và khơi dậy ham muốn tình dục.

Rau má đôi khi được thoa lên da để chữa vết thương và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.

Liều dùng

Dùng nhiều rau má có tốt không? Liều dùng bao nhiêu là đủ?

Học viện Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo bạn không nên dùng rau má quá 6 tuần nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất