Phẫu thuật cấy ghép tay: Giải pháp hồi phục chức năng tay • Hello Bacsi

Related Articles

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật ghép tay là gì?

Ghép tay là một lựa chọn điều trị cho những người bị mất một hoặc cả hai bàn tay. Trong cấy ghép tay, người bệnh sẽ được ghép bàn tay và một phần cẳng tay của người hiến. Ghép tay là kỹ thuật phẫu thuật chuyên biệt chỉ được thực hiện tại một vài trung tâm cấy ghép trên toàn thế giới.

Mặc dù không đảm bảo hoàn toàn tất cả các trường hợp nhưng cấy ghép tay có thể giúp hồi phục một số chức năng nhất định cũng như cảm giác của bàn tay. Dù phẫu thuật này góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nhưng người được ghép tay cần cam kết theo dõi điều trị suốt đời. Trong đó, người được ghép tay sẽ sử dụng thuốc ức chế miễn dịch vì hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ cố gắng từ chối hoặc đào thải bàn tay ghép. Bên cạnh đó, người được ghép tay sẽ cần tham gia các buổi vật lý trị liệu định kỳ để kiểm tra tình trạng của bàn tay mới.

Khi nào bạn có thể phẫu thuật ghép tay?

Cấy ghép tay là thủ thuật không thể thực hiện đại trà, mà cần phải chọn lọc điều kiện. Khi kết hợp giữa cơ thể người được ghép tay với bàn tay của người hiến, bác sĩ phẫu thuật sẽ xem xét:

  • Nhóm máu
  • Loại mô
  • Màu da
  • Độ tuổi giữa người cho và người nhận (từ 18–69 tuổi)
  • Bảo đảm cùng giới tính giữa người cho và người nhận
  • Kích thước bàn tay
  • Khối lượng lớn cơ bắp

Ngoài ra, người nhận cần chắc chắn không có tiền sử nhiễm HIV hoặc viêm gan C, không mắc các bệnh ung thư nào trong vòng 5 năm. Nếu là nữ thì cần quyết định không mang thai trong 1 năm sau ghép.

Điều cần thận trọng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phẫu thuật ghép tay có rủi ro gì?

Ghép tay là một một cuộc đại phẫu và mang tất cả các rủi ro điển hình của phẫu thuật cấy ghép như nhiễm trùng, chảy máu và hình thành cục máu đông (huyết khối). Huyết khối sẽ làm giảm lưu lượng máu đến tay ghép, là biến chứng nghiêm trọng đòi hỏi phải phẫu thuật ngay lập tức để xử lý.

Thải ghép

Việc cơ thể từ chối bàn tay của người hiến cũng xảy ra vì hệ thống miễn dịch xem bàn tay ghép là “đối tượng” lạ. Tương tự như khi có sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn, hệ thống miễn dịch sẽ cố gắng triệt tiêu mô cấy ghép đó. Việc thải ghép này có thể xảy ra theo hai cách:

  • Thải ghép cấp tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch cố gắng nhanh chóng phá hủy bàn tay ghép bằng cách cho kháng thể tấn công các mạch máu và mô lạ. Người được ghép tay có thể thấy phát ban, sưng hoặc thay đổi màu da bàn tay hay cánh tay. Có người cũng sẽ cảm thấy đau. Thải ghép cấp tính thường được kiểm soát bằng thuốc, nhưng trong những trường hợp hiếm hơn, bác sĩ cần phải tháo tay ghép ra. Nếu từng bị thải ghép cấp tính trước đó, người bệnh vẫn có thể cấy ghép tay khác. Tuy nhiên trong trường hợp này, việc tìm tay hiến phù hợp có thể gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Thải ghép mãn tính xảy ra trong một khoảng thời gian dài hơn. Bàn tay ghép có thể trở nên đau đớn và mất chức năng. Người được ghép tay sẽ nhận thấy lông trên tay ghép rụng dần hoặc móng tay thay đổi.

Người ghép tay cần biết cách theo dõi các dấu hiệu thải ghép từ sớm. Hãy báo cho bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào về ngoại hình hoặc cảm giác từ tay ghép nếu có. Nếu các bác sĩ nghi ngờ cơ thể đang từ chối bàn tay được hiến, người ghép tay có thể cần dùng đến thuốc chống thải ghép và thực hiện các xét nghiệm bao gồm sinh thiết mô trong tay ghép.

Rủi ro ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch là những loại thuốc dùng để ngăn cơ thể từ chối tiếp nhận bàn tay được ghép. Người ghép tay sẽ cần dùng thuốc này trong suốt quãng đời còn lại.

Tác dụng phụ chính của thuốc ức chế miễn dịch bao gồm:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất