Nhận biết nguyên nhân gây loãng xương để phòng bệnh • Hello Bacsi

Related Articles

Xương là một mô sống liên tục bị phá vỡ và thay thế. Loãng xương xảy ra khi việc tạo xương mới không theo kịp với tốc độ loại bỏ xương cũ. Điều này khiến mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, xương trở nên giòn hơn, dễ tổn thương và dễ gãy. Xương giòn đến mức khi bị ngã hoặc các cử động nhẹ như cúi xuống hoặc ho cũng có thể dẫn đến gãy xương. Tình trạng gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở hông, cổ tay hoặc cột sống.

Vậy nguyên nhân gây loãng xương là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Khi bạn còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn quá trình phá hủy xương cũ, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Sau những năm đầu 20, quá trình này chậm lại và hầu hết mọi người đạt đến khối lượng xương tối đa ở tuổi 30.

Khi càng lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn tốc độ được tạo thành, từ đó gây nên bệnh loãng xương. Khả năng mắc bệnh loãng xương phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà cơ thể bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương đạt tối đa, tức là bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít có khả năng mắc bệnh loãng xương khi về già.

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương khác. Trong đó, một số nguyên nhân bạn có thể thay đổi được, số khác thì không thể.

Nguyên nhân không thể thay đổi

Một số nguyên nhân gây loãng xương nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, bao gồm:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì khả năng hấp thụ canxi và các chất khoáng của cơ thể càng kém dần đi, dẫn đến xương bị thiếu nguồn dinh dưỡng phục vụ quá trình tái tạo. Nếu không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do xương của phụ nữ có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn nam giới nên khối lượng xương thấp hơn, dễ mắc bệnh loãng xương hơn. Thêm vào đó, sau khi mãn kinh, cơ thể sản xuất ít estrogen và progesterone hơn, hai loại hormone nữ phổ biến này giúp giữ cho xương chắc khỏe, vì vậy có thể khiến xương bị yếu đi.
  • Chủng tộc: Những người châu Á có tạng người và xương nhỏ hơn các chủng tộc khác nên sẽ có khối lượng xương thấp hơn so với tiêu chuẩn trung bình của thế giới.
  • Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình từng bị loãng xương sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của những người khác. Các nghiên cứu gần đây đang cố xác định xem loại gen nào gây ra chứng loãng xương.
  • Thể trạng tự nhiên: Việc thấp bé nhẹ cân thường liên quan đến khối lượng xương thấp. Điều này có nghĩa là họ sẽ có ít xương để mất hơn những người khác.
  • Tai nạn: Gãy xương có thể dẫn đến việc thiếu hụt canxi và làm người bệnh giảm khối lượng xương.

Mất cân bằng hormone là nguyên nhân gây loãng xương có thể kiểm soát

Mất cân bằng hormone là nguyên nhân gây loãng xương có thể kiểm soát

Một số hormone đóng vai trò bảo vệ và điều chỉnh mật độ xương trong cơ thể. Do đó, những người có quá nhiều hoặc quá ít các loại hormone này có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương như:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất