Tìm hiểu về bệnh viêm khớp vảy nến và cách điều trị • Hello Bacsi

Related Articles

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nến

Chính xác vì sao hệ thống miễn dịch của cơ thể lại tấn công vào tế bào khỏe mạnh, gây viêm khớp và sản xuất quá mức các tế bào da vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy gen, môi trường, các yếu tố miễn dịch có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.

Nhiều người bị viêm khớp vảy nến có các thành viên trong gia đình cũng bị bệnh này hoặc bị vảy nến. Bên cạnh đó, tổn thương thực thể, hoặc tác nhân trong môi trường (vi khuẩn, virus) cũng có thể là thủ phạm gây viêm khớp vảy nến ở những người có khuynh hướng di truyền.

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến bao gồm:

  • Tuổi tác: người từ 30 – 55 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn độ tuổi khác.
  • Tiền căn gia đình: có bố mẹ, anh chị em mắc bệnh.
  • Bị vảy nến: đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh này. Cứ 3 người bị vảy nến thì có 1 người mắc viêm khớp vảy nến.

Bệnh vảy nến - Nguyên nhân gây viêm khớp vảy nến

Chẩn đoán và điều trị

Bệnh viêm khớp vảy nến được chẩn đoán như thế nào?

Không có xét nghiệm đặc hiệu nào giúp chẩn đoán bệnh này, mà phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh của gia đình và quan sát để tìm kiếm dấu hiệu bệnh:

  • Kiểm tra các khớp của bạn để tìm những dấu hiệu sưng hoặc đau
  • Kiểm tra móng tay của bạn để xem có bị rỗ, bong tróc hay dấu hiệu bất thường nào không
  • Ấn bàn chân và xung quanh gót chân kiểm tra mức độ viêm.

Nếu không có dấu hiệu ngoài da, việc chẩn đoán sẽ khó khăn hơn. Bạn cần phải làm nhiều xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm máu:

  • Đo tốc độ lắng của hồng cầu: khi bị sưng và viêm, các protein trong máu tụ lại và nặng hơn bình thường, vì vậy mà tốc độ lắng cũng cao hơn. Chỉ số này càng cao, viêm càng nặng.
  • Acid uric: trong bệnh viêm khớp vảy nến, nồng độ acid uric tăng cao. Mức độ tăng của Acid uric có mối liên quan với mức độ tổn thương da. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ bổ trợ chứ không được dùng để chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh.
  • Yếu tố dạng thấp (RF): RF là một loại kháng thể thường có trong máu của người bị viêm khớp dạng thấp nhưng lại không thường xuất hiện trong máu của người bị viêm khớp vảy nến. Do đó, xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ loại trừ viêm khớp dạng thấp vì triệu chứng hai bệnh này khá giống nhau. Tuy nhiên khoảng 10% bệnh nhân viêm khớp vảy nến có RF dương tính.

Xét nghiệm hình ảnh:

  • Chụp X-Quang: Giúp xác định chính xác những thay đổi trong khớp
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Tạo ra hình ảnh chi tiết của cả mô cứng và mô mềm trong cơ thể nên được dùng để kiểm tra các vấn đề về gân và dây chằng ở bàn chân và lưng dưới.

Chụp X-Quang chẩn đoán viêm khớp vảy nến

Sinh thiết kiểm tra dịch khớp

Bác sĩ sẽ dùng kim để lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ khớp bị tổn thương của bạn, thường là ở đầu gối. Nếu có tinh thể axit uric trong dịch khớp thì khả năng bạn đang bị gout cao hơn là viêm khớp vảy nến. Đôi khi bạn mắc cả hai bệnh cùng một lúc.

Các phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến

Không có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh này. Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát viêm, ngăn ngừa đau khớp và hạn chế nguy cơ tàn tật.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất