Người bệnh xơ gan giai đoạn cuối sống được bao lâu? • Hello Bacsi

Related Articles

Để phòng ngừa biến chứng phát sinh, điều trị xơ gan là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này vẫn chưa tìm ra liệu pháp chữa trị hữu hiệu đối với xơ gan.

Hiện nay, những liệu trình điều trị y tế chủ yếu tập trung vào việc giảm đau và kiểm soát tình trạng xơ hóa, từ đó cải thiện sức khỏe gan cũng như kéo dài cuộc sống của người bệnh.

Xơ gan F4 sống được bao lâu?

Theo nhiều bác sĩ, tuổi thọ của người bệnh có thể kéo dài thêm 1–2 thập kỷ nếu họ phát hiện tình trạng xơ gan sớm, ngay ở giai đoạn đầu. Đối với tình trạng xơ gan giai đoạn cuối (F4), bạn chỉ có thể duy trì thời gian sống trong vòng 1–3 năm. Tệ hơn, khoảng 50% trường hợp người bệnh đã qua đời khi chưa đủ 12 tháng kể từ lúc được chẩn đoán xơ gan.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng những con số trên không hoàn toàn chính xác cho tất cả trường hợp. Thời gian sống của người bệnh còn có thể thay đổi dựa trên những yếu tố như:

  • Sức khỏe tổng thể
  • Mức độ nghiêm trọng của biến chứng
  • Phương hướng điều trị

Ảnh hưởng từ lựa chọn điều trị xơ gan giai đoạn cuối

Ngày nay, các phương pháp điều trị xơ gan F4 thường thấy gồm:

  • Sử dụng thuốc kê toa theo phác đồ điều trị
  • Chọc dịch ổ bụng
  • Ghép gan

Trong đó, hai biện pháp trên chủ yếu là kiểm soát tình hình tiến triển của bệnh, bao gồm làm thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa phát sinh biến chứng. Ngược lại, ghép gan có thể giúp trực tiếp loại bỏ các mô sẹo. Vì vậy, đây cũng là biện pháp tiềm năng nhất cho người bệnh.

Trên lý thuyết, một ca cấy ghép gan thành công có khả năng kéo dài sự sống đến 20 năm. Theo thống kê, khoảng 70% trường hợp người bệnh có thể sống nhiều hơn 5 năm sau khi được ghép gan.

Tuy nhiên, phẫu thuật này không thể áp dụng cho mọi trường hợp. Nếu muốn tiến hành cấy ghép gan, trước tiên bạn sẽ cần đáp ứng một số tiêu chuẩn ghép gan. Ngoài ra, chi phí cho một ca phẫu thuật cấy ghép gan tương đối cao.

Điều trị xơ gan giai đoạn cuối: liệu có triệt để?

Quá trình hình thành mô sẹo ở gan không thể đảo ngược. Do đó, phần lớn biện pháp điều trị đều chỉ mang tính kiểm soát.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất