Ngăn ngừa nhiễm trùng huyết khi bị nhiễm khuẩn với 5 bước • Hello Bacsi

Related Articles

Vì vậy, tìm hiểu về các bước phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn máu sẽ giúp bạn bảo vệ chính mình và những người thân.

Nhiễm trùng huyết là gì và do đâu?

Nhiễm trùng huyết xảy ra khi cơ thể bị vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập. Các tác nhân gây bệnh này tiết ra các hóa chất vào máu nhằm chống lại hệ miễn dịch, từ đó tạo ra hàng loạt thay đổi trong cơ thể và gây tổn thương các cơ quan.

Các dấu hiệu nhiễm trùng máu phổ biến bao gồm: Sốt, nhịp tim nhanh, thở gấp. Khi tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ có thêm một số triệu chứng như chóng mặt, nhầm lẫn, khó thở.

Nếu vẫn không kiểm soát được bệnh, bệnh nhân phải đối diện với tình trạng sốc nhiễm trùng cực kỳ nghiêm trọng. Nguyên do là các cơ quan không thể nhận được lưu lượng máu thích hợp để hoạt động vì tụt huyết áp sâu.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết là nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh từ nơi này lan vào trong máu. Trong đó, những tình trạng phổ biến gây nhiễm khuẩn máu là: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm trùng bụng, nhiễm trùng da.

Bệnh có thể gặp phải ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, những đối tượng như trẻ sơ sinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch yếu (HIV, viêm gan C, ung thư máu, đái tháo đường…) thì nguy cơ cao hơn nhiều so với người bình thường.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng huyết bao gồm dùng thuốc kháng sinh, truyền dịch và đôi khi phải phẫu thuật. Nhưng ngay cả khi đang được điều trị, các biến chứng của nó vẫn có thể xảy ra, chẳng hạn như: Tổn thương nội tạng, hoại tử chi, mệt mỏi, mất khả năng nhận thức.

5 bước đơn giản giúp ngăn ngừa nhiễm trùng huyết

Bởi vì nhiễm khuẩn huyết bắt nguồn từ nhiễm trùng nên cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi căn bệnh này là hạn chế tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Sau đây là 5 bước giúp bạn ngăn ngừa điều đó.

Bước 1: Tiêm đầy đủ vaccine phòng nhiễm trùng huyết

nhiễm trùng huyết 03

Bạn không thể phòng ngừa nhiễm trùng huyết, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh nhiễm trùng. Vi khuẩn là thủ phạm lớn nhất gây ra nhiễm trùng, kế tiếp là virus.

Khi nhiễm virus, nếu có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi khi dùng thuốc kháng virus. Ngược lại, nếu hệ miễn dịch của bạn bị tổn thương thì thuốc đôi khi không hiệu quả. Tương tự như vậy, hệ miễn dịch cũng chống lại vi khuẩn để bảo vệ cơ thể, kết hợp thêm kháng sinh phù hợp, người đáp ứng tốt sẽ đẩy lùi được nhiễm trùng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất