Nấm rơm: Thông tin dinh dưỡng, cách chế biến và bảo quản • Hello Bacsi

Related Articles

Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm

Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y tế, thành phần dinh dưỡng của nấm rơm trong 100g phần ăn được chứa:

  • Năng lượng: 57 KCal
  • Nước: 87.9g
  • Protein: 3.6g
  • Glucid (Carbohydrate): 3.4g
  • Lipid (Fat): 3.2g
  • Chất xơ: 1.1g
  • Đường (Sugar): 0g
  • Vitamin: Vitamin B1 (0.12mg), Vitamin B2 (0.33mg), Vitamin C (2mg), Vitamin PP (9.1mg)…
  • Khoáng chất: Calci (28mg), Sắt (1.20mg), Phospho (80mg)…

Có thể bạn quan tâm: Thành phần dinh dưỡng của thịt bò

Tác dụng của nấm rơm đối với sức khỏe

Nấm rơm giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng cao các loại vitamin trong nấm rơm rất có lợi cho hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nấm chứa một số loại chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, chống lại nhiễm trùng và hỗ trợ chữa lành vết thương, vết loét.

Nấm rơm tốt cho hệ tim mạch

Nấm rơm chứa kali và đồng. Kali có khả năng duy trì ổn định chức năng mạch máu. Trong khi đó, đồng có đặc tính chống vi khuẩn, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm các cơ quan nội tạng.

Ngoài ra, tiêu thụ nấm còn giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Hàm lượng cao protein lành mạnh trong nấm có thể đốt cháy cholesterol.

Tác dụng của nấm rơm: Ngăn ngừa ung thư

Nấm giúp ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Axit linoleic liên hợp trong nấm giúp giảm tác động của hormone estrogen, ngăn nội tiết tố này tăng quá cao, giảm nguy cơ ung thư vú. Một hợp chất khác có trong nấm là beta-glucans góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, nấm rơm cũng chứa selen – có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng tế bào ung thư.

Thực phẩm có lợi cho người bị tiểu đường

Nấm rơm chứa ít carbohydrate và chất béo. Bên cạnh đó, nấm rơm cũng có lợi cho hoạt động của gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác, có thể giúp tăng sản sinh insulin ở mức thích hợp.

Hỗ trợ giai đoạn tăng trưởng

Nấm rơm có hàm lượng protein khá cao. Trong khi đó, cơ thể cần protein để tăng trưởng, duy trì mô và nhiều chức năng quan trọng khác. Do đó, tiêu thụ nấm sẽ giúp ích cho quá trình sinh trưởng và phát triển.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất