Mách bạn những biện pháp giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường

Related Articles

Thực tế đã cho thấy sự lạc quan chính là “liều thuốc chữa bệnh” hiệu quả nhất. Người bệnh càng giữ tinh thần thoải mái bao nhiêu thì chất lượng cuộc sống, cũng như tình trạng sức khỏe sẽ càng được cải thiện tốt. Ngược lại, nếu tinh thần suy sụp, người bệnh càng dễ bị bệnh tật đánh gục.

Để “giải vây” người có bệnh tiểu đường khỏi áp lực bệnh tật, bạn có thể tham khảo những biện pháp mà Hello Bacsi gợi ý qua bài viết sau.

Gánh nặng tâm lý người bệnh đái tháo đường

Nghiên cứu tâm lý người bệnh tiểu đường, các chuyên gia cho biết, những bệnh nhân này thường rơi vào căng thẳng vì những vấn đề sau đây:

1. Cảm thấy khó khăn khi phải sống chung với bệnh đái tháo đường

Thực tế, đái tháo đường là tình trạng mà người bệnh cần phải tự quản lý sức khỏe hằng ngày. Chính điều này tạo ra áp lực lớn cho họ và là rào cản lớn đối với việc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Theo đó, khi người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng, cơ thể sẽ giải phóng hormone adrenaline và cortisol khiến cho nhịp thở tăng nhanh hơn.

Lúc này, máu sẽ đổ dồn về tứ chi và quá trình chuyển hóa glucose bị cản trở. Chính vì thế mà mức đường huyết tăng lên đáng kể, nhất là trong trường hợp đái tháo đường type 2. Ngoài ra còn có nhiều bằng chứng cho thấy, sự căng thẳng ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm insulin, huyết áp và giấc ngủ của người bệnh.

2. Bi quan về tương lai của bản thân

Bệnh đái tháo đường type 2 đang dần trở thành vấn đề sức khỏe tương đối phổ biến ở đối tượng trên 40. Ở lứa tuổi này, mọi người thường có sự kỳ vọng về sự ổn định trong công việc, cơ hội thăng tiến, cuộc sống an nhàn, khỏe mạnh. Chính vì vậy, việc chấp nhận sự thật là bản thân đang mắc bệnh sẽ trở nên thật khó khăn.

3. Lo lắng vì mọi người trong gia đình không thấu hiểu tình trạng sức khỏe của mình

Cho đến nay, tuy y học đã có nhiều bước tiến lớn nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đái tháo đường triệt để. Theo đó, người bệnh cần phải sử dụng thuốc hằng ngày để giữ mức đường huyết ổn định. Điều này gây ra gánh nặng lớn về kinh tế gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh tiểu đường.

Mặt khác, nhiều người còn cảm thấy bản thân đang trở thành gánh nặng lớn của gia đình, họ sợ bị đối xử khác đi, sợ rằng những thay đổi trong sinh hoạt của mình có thể ảnh hưởng đến nhịp sống của mọi người xung quanh. Sự thay đổi xúc cảm của người bệnh đôi khi có thể gây ra những cuộc cãi vã, xung đột giữa các thành viên trong gia đình.

Một số người còn nghĩ bệnh đái tháo đường sẽ là “chướng ngại” cản trở họ thăng tiến trong công việc. Có người còn sợ máy bơm insulin tự động sẽ bị hỏng khi đi qua máy quét an ninh tại sân bay.

Những điều cần làm để ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường

tâm lý người bệnh tiểu đường

Việc hiểu rõ tâm lý của người bệnh tiểu đường có thể giúp những người thân hỗ trợ người bệnh tốt hơn. Do đó, để giảm bớt căng thẳng hay những suy nghĩ tiêu cực, bản thân người bệnh và người nhà hãy thử tham khảo qua những lời khuyên sau đây:

1. Đối với người bệnh

➽ Tự chăm sóc bản thân nhưng không hướng đến sự toàn diện

Thực tế là rất khó để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hoàn hảo nhất. Những ngày đầu tiên, bạn có thể bị choáng ngợp bởi nhiều hướng dẫn cần tuân thủ như: kiểm tra mức đường huyết thường xuyên, lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn, lượng thức ăn được phép tiêu thụ, ghi nhớ thời điểm uống thuốc hay lựa chọn đâu là những quyết định tốt nhất cho sức khỏe bản thân.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất