Loãng xương ở người cao tuổi: Bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm! • Hello Bacsi

Related Articles

Vì sao cần quan tâm đến bệnh loãng xương ở người cao tuổi?

Nhìn bằng mắt, xương có vẻ đặc khít nhưng thật ra gồm rất nhiều khoảng trống xen kẽ các loại tế bào, protein, mạch máu, bạch huyết và dây thần kinh… Xương là một mô sống: các tế bào xương cũ sẽ chết đi, được thay bằng các tế bào xương mới, giúp xương cứng cáp. Quá trình tái tạo xương này diễn ra theo chu kỳ.

Việc suy giảm hormone sinh dục estrogen ở nữ (từ khoảng 50 tuổi) và testosterone ở nam (từ khoảng 70 tuổi) khiến tốc độ hình thành xương mới bị chậm lại, không kịp bù đắp cho phần xương cũ mất đi, dẫn đến xương xốp hơn, mỏng và yếu hơn. Những thay đổi này gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Vì thế, bạn cần tìm cách ngăn ngừa và kiểm soát tốt tình trạng loãng xương ở người cao tuổi.

Dấu hiệu loãng xương ở người cao tuổi

Xét nghiệm mật độ xương để xác định loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương diễn ra âm thầm theo tuổi tác. Mức độ loãng xương ở người cao tuổi thường được xác định cụ thể bằng đo mật độ xương (BMD). Nên tiến hành đo mật độ xương cho phụ nữ từ 65 tuổi và nam giới từ 70 tuổi, hoặc sớm hơn nếu người đó có nguy cơ loãng xương sớm.

xác định mức độ của bệnh loãng xương

Những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có thể đến sớm hơn hoặc trở nên trầm trọng hơn khi người cao tuổi có các yếu tố nguy cơ sau:

– Mắc các bệnh mạn tính: thấp khớp, thận, gan, bệnh tuyến cận giáp, bệnh tuyến tụy, ung thư…

– Ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của việc điều trị bệnh: dùng thường xuyên các thuốc kháng viêm corticosteroid như prednisone, thuốc trung hòa axit dạ dày có aluminum (nhôm), một số thuốc điều trị động kinh, điều trị lạc nội mạc tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú bằng hormone…

– Có lối sống thiếu vận động

– Có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn

– Có rối loạn hấp thu do các bệnh trong hệ tiêu hóa, do dị ứng sữa, không dung nạp lactose

– Lạm dụng rượu, bia

– Hút thuốc lá

– Người có khung xương nhỏ và xương mỏng, nhẹ cân; trong gia đình có người bị loãng xương.

Dấu hiệu cho biết loãng xương ở người cao tuổi đã ở mức nghiêm trọng

Đau cột sống: ngoài những nguyên nhân khác, gãy xương do loãng xương thường xảy ra ở cột sống lưng và cổ, gây đau. Đôi khi người cao tuổi không tự cảm nhận được, không biết mình bị gãy xương.

– Gù hoặc vẹo cột sống: Thân trên đổ về phía trước khi đi, đứng do xương đốt sống loãng và cột sống gù, vẹo.

– Người bị lùn xuống do xương xốp và nén xuống theo chiều trọng lực.

Tác hại của loãng xương với sức khỏe người cao tuổi

tác hại của bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương ở người cao tuổi khiến xương dễ gãy ngay cả với những tai nạn nhỏ như trượt chân, ngã, với tay, vặn người… Ho và hắt hơi mạnh cũng có thể gây rạn, nứt xương sườn, đặc biệt khi bệnh kéo dài (mạn tính). Xương bị loãng khi gãy càng khó hồi phục.

Cổ tay, cổ xương đùi và xương sống là những vị trí dễ bị gãy, rạn nhất khi người cao tuổi ngã (về phía trước, ngã qua một bên hoặc ngã về phía sau). Đây đều là những vị trí rạn nứt khó hồi phục và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Té ngã kết hợp với loãng xương ở người cao tuổi dễ dẫn đến hạn chế vận động, thậm chí làm mất khả năng vận động độc lập vĩnh viễn hoặc gây ra những biến chứng khác đe dọa tính mạng nếu sức khỏe kém. Theo thống kê, khoảng 50% người già gãy cổ xương đùi có khuyết tật vĩnh viễn và 25% mất khả năng tự đi lại.

Ngăn ngừa và kiểm soát bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Việc phòng ngừa và kiểm soát loãng xương ở người cao tuổi nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Chế độ dinh dưỡng trong ngăn ngừa, kiểm soát loãng xương ở người cao tuổi

Việc hình thành xương mới, bù đắp xương mất đi lấy nguồn nguyên liệu từ thức ăn và diễn ra từ từ, ngày qua ngày. Vì thế, những thực phẩm tốt cho xương cần hiện diện trong bữa ăn của người cao tuổi một cách đều đặn. Ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi đòi hỏi một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng; trong đó đảm bảo được những thành phần quan trọng nhất cho xương là canxi, vitamin D và protein.

Canxi

chế độ ăn giúp ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi

Canxi là khoáng chất cơ bản trong cấu tạo của xương nhưng dễ bị thiếu trong chế độ ăn. Lượng canxi cần thiết cho người cao tuổi là 1200 mg/ngày đối với nữ giới từ 50 tuổi, nam giới từ 70 tuổi và 1000 mg/ngày đối với nam giới từ 50 tuổi.

Những thực phẩm giàu canxi, giúp ngăn ngừa và cải thiện loãng xương ở người cao tuổi bao gồm:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất