Huyết khối tĩnh mạch cửa là gì? Có nguy hiểm không? • Hello Bacsi

Related Articles

Cùng tìm hiểu thông tin về huyết khối tĩnh mạch cửa và cách điều trị qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu chung

Huyết khối tĩnh mạch cửa là gì?

Tĩnh mạch cửa bắt đầu từ sau cổ tụy (nơi gặp nhau của tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách) tới gan. Nó cung cấp khoảng 75% lượng máu giàu dinh dưỡng từ đường tiêu hóa đến gan. Đặc biệt, tĩnh mạch cửa không có van như các tĩnh mạch khác.

Huyết khối tĩnh mạch cửa là tình trạng một cục máu đông (huyết khối) phát triển trong nhánh chính của tĩnh mạch cửa hoặc trong gan, đôi khi nó mở rộng tới tĩnh mạch mạc treo tràng trên hoặc tĩnh mạch lách. Nó cản trở dòng máu nuôi gan và về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới chức năng gan cũng như những bộ phận mà nó tiến triển đến.

Triệu chứng

Dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch cửa là gì?

Biểu hiện của PVT ở các trường hợp cấp tính và mạn tính là khác nhau.

Cấp tính

Bệnh nhân có thể bị đau bụng dữ dội hoặc từng cơn do huyết khối cản trở đột ngột dòng máu đến ruột, gây thiếu máu cục bộ tĩnh mạch ruột, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt, nhiễm trùng máu, nhiễm toan lactic, lách to. Tuy nhiên, do sự gia tăng bù trừ của lưu lượng máu động mạch gan, chức năng gan thường vẫn được giữ nguyên. Nếu không xử lý ngay, tình trạng nặng có thể đe dọa tính mạng.

Mạn tính

Huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan là phổ biến nhất, gặp ở 10 – 15% bệnh nhân mỗi năm. Bình thường, PVT mạn tính không gây ra triệu chứng, kể cả trên siêu âm, chỉ khi mất bù mới khởi phát hoặc tiến triển nặng hơn. Dấu hiệu có thể nhận thấy là đau đại tràng không khu trú, buồn nôn, nôn, chán ăn do thiếu máu đường tiêu hóa; chảy máu tiêu hóa; giảm tiểu cầu; lách to không giải thích được; hiếm khi gặp bụng to cổ trướng.

Trong trường hợp không có xơ gan, tình trạng này đôi khi gây nhiễm trùng huyết ở rốn của trẻ sơ sinh với biểu hiện chảy máu.

Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch cửa mạn tính

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch cửa

PVT có thể xuất hiện tương tự như sự hình thành huyết khối ở bất kỳ mạch máu nào khác. Đó là sự kết hợp của 3 yếu tố: tổn thương nội mô, ứ máu và tăng đông máu.

  • Tổn thương nội mô thường gặp ở bệnh nhân có bệnh về gan, điển hình là xơ gan, hoặc tổn thương mạch máu do phẫu thuật (cắt lách, cắt gan, TIPS…)
  • Ứ máu có thể là hậu quả của khối u chèn ép tĩnh mạch cửa và một vài nguyên nhân khác khiến cho dòng máu chảy chậm lại (nhiễm trùng ổ bụng như viêm tụy, viêm túi mật, viêm ruột thừa…)
  • Tăng đông máu xảy ra do một số tình trạng huyết học, gồm có tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm; các rối loạn di truyền như đột biến yếu tố đông máu V, đột biến gen prothrombin, tăng yếu tố đông máu VIII và giảm lượng yếu tố chống đông máu tự nhiên như protein C, protein S hoặc antithrombin III.

Ở trẻ em, 3 yếu tố tăng đáng kể nguy cơ PVT là viêm túi tinh, nhiễm trùng huyết ở rốn và viêm tĩnh mạch rốn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất