Hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim PRP đúng cách • Hello Bacsi

Related Articles

Vậy lăn kim PRP có tác dụng phụ nào không và cách chăm sóc da sau lăn kim như thế nào giúp da nhanh phục hồi trở lại?

Lăn kim PRP là gì?

Lăn kim PRP là phương pháp làm đẹp bằng cách tạo vết thương trên biểu bì da bằng dụng cụ kim nhỏ, kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) từ máu tự thân để giúp kích thích sản sinh collagen và các liên kết mô da

Lăn kim PRP hiệu quả đối với những bạn muốn cải thiện da:

  • Trẻ hóa da: da có nếp nhăn, nám, tàn nhang, đồi mồi
  • Điều trị sẹo mụn, sẹo lồi, sẹo lõm
  • Thu nhỏ lỗ chân lông to
  • Tăng sắc tố da, cải thiện màu da

chăm sóc da sau lăn kim

>>> Hãy đọc thêm: Lăn kim PRP có tốt không?

Những tác dụng phụ thường gặp khi lăn kim PRP

Thông thường, sau quá trình lăn kim PRP, da có một số phản ứng nhẹ như ửng đỏ giống cháy nắng hoặc bị kích ứng nhẹ trên bề mặt của da. Bạn phải đảm bảo rằng, quy trình lăn kim PRP phải được thực hiện bởi bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu có kỹ thuật và chuyên môn cao, để hạn chế những tác dụng phụ cho da của bạn.

Hơn nữa, mỗi bệnh nhân phải được lấy máu mỗi bộ kit riêng và được thực hiện trong môi trường vô trùng để ngăn ngừa bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra. Ưu điểm của lăn kim PRP là việc sử dụng máu tự thân sẽ hạn chế nguy cơ da phản ứng dị ứng.

Hiện này có nhiều cơ sở thẩm mỹ đã có phương pháp làm đẹp này. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến các bệnh viện da liễu uy tín để được khám, kiểm tra tình trạng và thực hiện liệu trình.

>>> Tìm hiểu thêm: Laser carbon peel là gì? Bắn laser carbon có tốt không?

Những rủi ro khi lăn kim PRP là gì?

Để thực hiện một quy trình chăm sóc da thành công còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, bạn nên cân nhắc một số phản ứng phụ và những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình lăn kim PRP (những rủi ro này ít khi xảy ra):

  • Lăn kim PRP thường xuyên sẽ khiến da bị bầm tím, viêm và sưng đỏ. Da sẽ bình thường lại sau bốn đến sáu ngày.
  • Trong quá trình lăn kim PRP, việc lăn kim tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt da có thể đưa vi khuẩn vào da và gây nhiễm trùng (trong những trường hợp hiếm hoi). Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra viêm sưng từ vi rút herpes simplex.
  • Thiết bị ly tâm: Quá trình xử lý mẫu máu của bạn để có huyết tương giàu tiểu cầu cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị sau lăn kim
  • Tay nghề của bác sĩ da liễu: Bạn cần được đánh giá tình trạng da để được định lượng huyết tương phù hợp và độ sâu khi lăn kim tạo vết thương giả cho da.

>>> Tham khảo thêm: Peel da có tốt không? Có nên peel da không?

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất