Hỏi đáp bác sĩ: Nhân sâm có tác dụng gì? Dùng nhân sâm cho bệnh nhân hậu Covid-19 ra sao? • Hello Bacsi

Related Articles

Ngọc Anh (35 tuổi)

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

Với câu hỏi: “Nhân sâm có tác dụng gì? Dùng nhân sâm cho bệnh nhân hậu Covid-19 ra sao?”, BS CKI. Võ Thị Nhung (Quân Y Viện 7A) giải đáp như sau:

Nhân sâm là một vị thuốc nổi tiếng, được sử dụng từ rất lâu đời trong nền y học phương Đông. Nhân sâm có bộ phận dùng là rễ cây. Tên khoa học là Panax ginseng C.A. Mey., họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây nhân sâm được trồng sau 6 năm mới cho thu hoạch để đảm bảo tác dụng hoạt chất của dược liệu. Sau khi thu hoạch, củ nhân sâm phải được bào chế và bảo quản để giữ được độ ẩm có trong củ. Sau đó phân loại nhân sâm tốt để làm hồng sâm, nhân sâm kém để làm bạch sâm. Trên thị trường, nhân sâm được phân loại theo rễ củ: Nhân sâm rễ củ to là Đại vĩ; vừa là Trung vĩ; nhỏ là Tiểu vĩ.

Y học cổ truyền cho rằng, nhân sâm là vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi ấm; quy kinh phế, tỳ. Có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch.

Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch.

Vậy nhân sâm có tác dụng gì?

Các tác dụng của nhân sâm có thể được kể đến như sau:

Ứng dụng trên lâm sàng

  • Bổ khí, sinh tân dịch: Để điều trị các chứng bệnh mãn tính gây mệt nhọc, ăn kém không ngon miệng, tiếng nói nhỏ, ngại nói (cơ thể suy nhược). Cơ thể háo khát, trẻ em bị kinh giản. Giúp tăng cường trí não ở người làm việc cường độ cao, stress, người lớn tuổi.
  • Chữa choáng và trụy mạch: Do mất máu, mất nước ra nhiều mồ hôi gây chứng chân tay lạnh, sắc mặt trắng bệch, mạch nhanh nhỏ khó bắt.
  • An thần do huyết hư không nuôi dưỡng được tâm thần gây chứng vật vã. Nằm mê, ngủ ít, hoảng hốt.
  • Chữa hen suyễn: Khó thở, thở dốc, người gầy sút, xanh xao.
  • Cầm ỉa chảy mạn tính do tỳ hư biểu hiện: Chán ăn, người mệt mỏi, bụng đầy chướng.
  • Dùng kết hợp các vị thuốc bổ khí khác điều trị chứng khí hư hạ hãm biểu hiện sa dạ dày, sa trực tràng, sa dạ con.
  • Y học hiện đại cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm trên cơ thể người. Theo đó, các nhà khoa học phát hiện được rằng thành phần hoạt chất, nhân sâm có ít nhất 12 loại glycosid, 14 loại acid amine, các hợp chất phenol, flavonoid, phytosterol, các loại đường và sinh tố, acid nicotinic, các khoáng chất Na, K, Ca, Mg, Mn, Fe, Cu, Zn, Ge. Trong đó, thành phần hoạt chất chính mang đến tác dụng dược lý của Nhân sâm là Saponin gồm các ginsenosides: Ginsenosides Ro, Re, Rg1, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2, Ra1, Ra2.

Từ đó, tác dụng dược lý quan trọng của nhân sâm bao gồm

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất