Hiểu về kinh nguyệt để ngừa thiếu máu nặng: bạn đã biết? • Hello Bacsi

Related Articles

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt, các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt cùng những vấn đề liên quan. Điều này giúp bạn có được các thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu, đặc biệt là trường hợp thiếu máu nặng.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là chuỗi thay đổi diễn ra định kỳ mà cơ thể người phụ nữ trải qua để chuẩn bị cho khả năng thụ thai và mang thai. Thông thường, mỗi tháng, một trong hai buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng vào ống dẫn trứng. Trước khi quá trình rụng trứng diễn ra, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi làm cho niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ.

Nếu quá trình rụng trứng diễn ra nhưng trứng không được thụ tinh, kinh nguyệt sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau đó. Lúc này, niêm mạc tử cung sẽ bong ra cùng với một ít máu, dịch nhầy và thoát ra ngoài qua đường âm đạo, gọi là kinh nguyệt. Độ dài của một chu kỳ kinh nguyệt thường khoảng từ 28 – 35 ngày.

4 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt: hiểu để ngừa thiếu máu nặng

Giai đoạn kinh nguyệt (Hành kinh)

Giai đoạn kinh nguyệt là giai đoạn lớp niêm mạc của tử cung (nội mạc tử cung) được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua ngả âm đạo. Dịch kinh nguyệt chứa máu, tế bào từ niêm mạc tử cung và dịch nhầy. Một kỳ hành kinh thường kéo dài trung bình khoảng từ 3 – 5 ngày.

Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng bắt đầu diễn ra vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và kết thúc bằng sự rụng trứng. Dưới tác động của vùng dưới đồi (hypothalamus), tuyến yên tiết ra hormone kích thích nang trứng (FSH). Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất khoảng 5 đến 20 nang trứng.

Mỗi nang trứng chứa một quả trứng chưa trưởng thành. Thông thường chỉ có một nang trứng phát triển thành trứng trưởng thành. Sự phát triển của các nang trứng kích thích niêm mạc tử cung dày lên tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

Rụng trứng

Trong giai đoạn nang trứng, nang trứng phát triển dẫn đến sự gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Vùng dưới đồi trong não nhận ra sự gia tăng này và tiết ra một chất hóa học gọi là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Hormone này thúc đẩy tuyến yên sản xuất ra hormone luteinising (LH) và FSH nhiều hơn trước.

Trong vòng hai ngày, nồng độ LH cao trong cơ thể sẽ kích hoạt sự rụng trứng. Trứng được phóng vào ống dẫn trứng và đưa về phía tử cung bởi những sợi lông nhỏ trong lòng ống. Sau khi rụng, trứng chỉ tồn tại trong khoảng 24 giờ. Nếu không được thụ tinh trong khoảng thời gian này, trứng sẽ chết.

Nếu muốn gia tăng cơ hội thụ thai, bạn nên tìm hiểu về dấu hiệu rụng trứng, cách tính ngày rụng trứng hay dùng que thử rụng trứng để mau có tin vui.

Giai đoạn hoàng thể

Trong quá trình rụng trứng, trứng thoát ra từ nang trứng, nhưng nang trứng bị vỡ vẫn nằm trên bề mặt buồng trứng. Trong hai tuần tới hoặc có thể lâu hơn, nang trứng biến đổi thành một cấu trúc được gọi là hoàng thể. Cấu trúc này bắt đầu giải phóng progesterone cùng với một lượng nhỏ estrogen. Sự kết hợp của các hormone này giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên, chờ trứng được thụ tinh làm tổ.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất