Định lượng sắt huyết thanh: Quy trình và ý nghĩa kết quả • Hello Bacsi

Related Articles

Tìm hiểu chung

Sắt là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển cũng như hoạt động của hàng loạt tế bào, bao gồm cả tế bào máu và cơ bắp.

Đặc biệt, khoáng chất trên còn là thành phần quan trọng của hemoglobin, loại protein đặc thù trong hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Quá ít hoặc quá nhiều sắt trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu
  • Nhiều bộ phận chịu thương tổn, chẳng hạn như tim, gan, tụy và cả khớp

Như vậy, để đảm bảo nồng độ sắt vẫn nằm trong phạm vi cho phép, bạn sẽ cần kiểm tra bằng một thủ thuật y tế gọi là định lượng sắt huyết thanh.

Định lượng sắt huyết thanh là gì?

Khi tiến hành kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể, bác sĩ thường sẽ định lượng nồng độ khoáng chất này trong huyết thanh. Huyết thanh là phần dịch trong máu còn lại sau khi đã loại bỏ tế bào hồng cầu cùng các yếu tố đông máu.

Thủ thuật định lượng sắt huyết thanh có thể cho biết nồng độ sắt của bạn hiện tại là bao nhiêu. Tình trạng thiếu sắt hay thừa sắt đều có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có thể nhanh chóng đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Khi nào bạn cần thực hiện định lượng sắt huyết thanh?

Thực tế, định lượng sắt huyết thanh không phải là dạng xét nghiệm được yêu cầu thực hiện thường xuyên để sàng lọc. Phần lớn trường hợp, thủ thuật này chỉ tiến hành khi những kết quả xét nghiệm trước đó không ổn, ví dụ như:

  • Tổng phân tích tế bào máu CBC
  • Định lượng hemoglobin

Bên cạnh đó, bạn cũng cần làm xét nghiệm trên khi bác sĩ nghi ngờ bạn đang bị thiếu máu. Ngoài ra, định lượng sắt huyết thanh sẽ phải tiến hành nếu bạn đáp ứng bất kỳ yếu tố nào dưới đây:

  • Ứ sắt mô, một bệnh lý có tính di truyền
  • Thường xuyên truyền máu
  • Hấp thụ quá nhiều sắt trong thời gian dài

Điều cần thận trọng

Định lượng sắt huyết thanh có nguy hiểm không?

Các chuyên viên y tế cần có mẫu máu từ bạn để phân tích lượng sắt trong huyết thanh. Do đó, quá trình lấy máu sẽ cần thiết trong xét nghiệm này.

Sau khi bị rút máu, bạn có thể cảm thấy đau nhói hoặc sưng đỏ ngay tại vị trí kim đâm. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần bất kỳ sự can thiệp y tế nào.

Mặc dù vậy, trong một số trường hợp hiếm gặp, bạn cũng có nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất