Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ • Hello Bacsi

Related Articles

Trong giai đoạn đầu phát bệnh, giang mai gây ra một hoặc vài vết loét khó lành ở miệng, bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận cơ thể của bệnh nhân. Khi bệnh tiến triển mà không được điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng phổ biến như rụng tóc, đau họng, đau đầu và phát ban da. Trường hợp nặng có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng ở tim và não.

Tìm hiểu chung về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là những bệnh nhiễm trùng truyền từ người này sang người khác thông qua bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào. Đó có thể bao gồm tiếp xúc tình dục giữa môi với môi hoặc môi với cơ quan sinh dục; giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục đã tồn tại hàng ngàn năm nhưng tính đến nay, nguy hiểm nhất là hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS).

Với bệnh giang mai, mức độ nguy hiểm gần như là thấp nhất trong hầu hết các căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị triệt để, bệnh rất dễ gây ra nhiều biến chứng và tái phát nhiều lần.

Khả năng mắc bệnh giang mai ở nữ cao hơn ở nam vì tỷ lệ lây truyền bệnh từ nữ sang nam ít hơn từ nam sang nữ.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ

dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ

Nếu tính luôn giai đoạn tiềm ẩn (tức là lúc vi khuẩn gây bệnh giang mai đã xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa hoạt động) thì bệnh giang mai có 4 giai đoạn phát triển gồm: ủ bệnh, phát tán, lây lan và biến chứng. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ dễ nhận biết là sự xuất hiện của một hoặc vài vết loét ở miệng hoặc cơ quan sinh dục.

Khả năng nhiễm trùng sẽ tăng cao nếu người bị giang mai có vết loét ở âm đạo không sử dụng những biện pháp bảo vệ lúc quan hệ tình dục. Lúc này, người mắc bệnh rất dễ lây bệnh cho chồng hoặc người yêu của mình dù đối tác có sử dụng bao cao su.

Nếu người bệnh bị vết loét ở miệng, chỉ cần hôn môi cũng có thể bị lây bệnh giang mai cho người khác. Vết loét chính là điểm đặc trưng trong dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ. Chúng có thể tự khỏi từ 3-6 tuần sau khi phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát ở nhiều tháng sau đó.

Giai đoạn tái phát còn có tên gọi chuyên môn là giang mai thứ phát. Điều này là hậu quả của việc bạn không điều trị giang mai bài bản ở giai đoạn chính.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất