Chuyển dạ sinh con và 101 thắc mắc của mẹ bầu • Hello Bacsi

Related Articles

Giai đoạn mở cổ tử cung

Đây là giai đoạn kéo dài và gây đau đớn nhất cho mẹ bầu khi phải đối mặt với các cơ đau co thắt với cường độ tăng dần. Thời gian của các cơ co thắt cách nhau từ 1 – 2 phút.

Giai đoạn đẩy bé ra ngoài

Khi cổ tử cung mở ktrọn (10cm) cùng với vùng chậu giãn nở tốt, bác sĩ sẽ bắt đầu cho rặn. Sau mỗi lần rặn, phần đáy xương chậu, phần mô giữa âm đạo và trực tràng sẽ bắt đầu phình ra và đầu của bé sẽ dần lộ ra ngoài.

Để rặn đẻ hiệu quả, khi cảm nhận được cơn co thắt, bạn cần hít vào thật sâu, sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, 2 tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, 2 chân đạp mạnh vào 2 ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi thật mạnh đẩy xuống vùng bụng dưới để tống xuất thai nhi ra ngoài. Trong lúc rặn, bạn cần giữ cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Sau 1 đợt rặn, bạn hãy thở sâu, điều hòa và dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Trong quá trình rặn, đôi lúc, bạn cũng có thể tống xuất cả phân ra ngoài. Đây là điều rất thường gặp và bạn không cần phải thấy xấu hổ.

Giai đoạn sổ nhau thai

Sau khi bé chào đời, cổ tử cung vẫn sẽ tiếp tục co bóp để đẩy nhau ra ngoài. Lúc này, bạn chỉ cần rặn nhẹ. Cơn đau ở giai đoạn này cũng giống như cơn đau bụng kinh.

Thời gian rặn đẻ khi chuyển dạ sinh con sẽ kéo dài bao lâu?

Thời gian rặn đẻ khi chuyển dạ sinh con có thể mất từ vài phút đến vài giờ tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Số lần sinh: Nếu đây là lần đầu sinh, các cơ vùng chậu sẽ mất nhiều thời gian để kéo căng. Còn nếu đây là lần sinh thứ hai hoặc thứ 3, bạn có thể chỉ cần rặn từ 1 – 2 lần bởi các cơ đã được kéo căng trước đó.
  • Kích thước và hình dạng của xương chậu: Khung xương chậu sẽ thay đổi kích thước trong quá trình sinh. Nếu khung xương chậu của mẹ nhỏ, bé sẽ mất nhiều thời gian để đi qua kênh sinh. Trong trường hợp kênh sinh quá hẹp, thai nhi không thể chui qua được thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách mổ lấy thai.
  • Kích thước của trẻ sơ sinh: Xương sọ của bé rất mềm, khi đi qua kênh sinh, đầu của bé có thể bị méo mó nhưng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau sinh. Nếu đầu của bé có kích thước lớn hơn so với khung xương chậu thì việc rặn đẻ sẽ mất nhiều thời gian và có khi cũng phải mổ.
  • Tư thế của bé: Ngôi thuận là tư thế lý tưởng nhất. Lúc này, đầu bé sẽ quay xuống khung xương chậu, mặt úp vào bụng (đầu cúi tối đa) và có thể di chuyển dễ dàng qua kênh sinh. Còn nếu bé vẫn ở vị trí quay đầu xuống nhưng mặt lại quay ra bụng thay vì quay vào trong thì thời gian sinh nở có thể lâu hơn và có thể khiến mẹ bị đau lưng nghiêm trọng.
  • Lực chuyển dạ và cường độ của các cơn co thắt: Các cơn co thắt mạnh và đều đặn sẽ giúp cổ tử cung nhanh giãn ra và giúp bạn có đủ lực để dễ đẩy em bé ra ngoài.

Khi nào tôi sẽ phải rạch tầng sinh môn?

chuyển dạ sinh con

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất