Chứng ngủ lịm • Hello Bacsi

Related Articles

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cũng có thể mắc ngủ lịm. Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể cần được cấp cứu ngay gồm:

  • Khó đánh thức trẻ dậy
  • Sốt 38,9°C
  • Các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như khóc mà không chảy nước mắt, khô miệng hoặc tã ít nước
  • Phát ban đột ngột
  • Nôn nhiều, đặc biệt là nôn hơn 12 giờ

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây chứng ngủ lịm là gì?

Nhiều loại bệnh cấp tính có thể khiến bạn cảm thấy ngủ lịm, cúm hoặc viêm dạ dày ruột. Các tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra hội chứng này như:

  • Ngộ độc carbon monoxide
  • Mất nước
  • Sốt
  • Cường giáp
  • Suy giáp
  • Não úng thủy hoặc sưng não
  • Suy thận
  • Bệnh Lyme
  • Viêm màng não
  • Bệnh tuyến yên, như ung thư tuyến yên
  • Thiếu hụt dinh dưỡng
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Đột quỵ
  • Chấn thương sọ não

Chứng ngủ lịm cũng có thể là kết quả của tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm:

  • Rối loạn trầm cảm nặng
  • Trầm cảm sau sinh
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Ngủ lịm cũng có thể là một tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như chất gây nghiện.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán chứng ngủ lịm?

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử của bạn. Họ cũng có thể làm một số xét nghiệm như:

  • Lắng nghe tim và phổi
  • Kiểm tra âm thanh ruột và cơn đau
  • Đánh giá mức độ nhận thức của người bệnh

Các xét nghiệm chẩn đoán khác có thể dựa vào nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ nghi ngờ, ví dụ như nếu bác sĩ nghĩ bạn bị rối loạn tuyến giáp, họ có thể đề nghị xét nghiệm máu để xem hormone tuyến giáp của bạn cao hay thấp.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất