Chấn thương dây chằng đầu gối: làm sao để nhận biết và điều trị?

Related Articles

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng chấn thương dây chằng đầu gối như trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây chấn thương dây chằng đầu gối?

Bạn có thể bị chấn thương dây chằng đầu gối do thay đổi hướng đi đột ngột, tiếp đất không đúng cách, ví dụ như khi chơi bóng đá. Chấn thương thường xảy ra nhanh chóng. Cơ yếu hoặc không linh hoạt sẽ khiến bạn bị bong hoặc rách dây chằng.

chấn thương trong bóng đá

Những ai thường mắc phải tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối?

Chấn thương dây chằng đầu gối rất phổ biến, gây ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối?

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất cho bạn. Nếu đầu gối của bạn căng quá mức và sưng lên vì tụ máu, bác sĩ sẽ sử dụng kim để chọc và loại bỏ tụ máu. Bạn có thể cần chụp X-quang để kiểm tra gãy xương, cũng như chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra bất kỳ chấn thương dây chằng đầu gối nào nếu có.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương dây chằng đầu gối?

chấn thương dây chằng chéo

Chấn thương dây chằng ở đầu gối từ nhẹ đến vừa có thể tự lành. Để tăng tốc quá trình hồi phục, bạn có thể:

  • Cho đầu gối nghỉ ngơi. Bạn nên tránh gây áp lực nặng lên đầu gối và cần phải sử dụng nạng một thời gian;
  • Chườm đá đầu gối từ 20 đến 30 phút mỗi 3 đến 4 giờ để giảm đau và giảm sưng. Bạn chườm từ 2 đến 3 ngày hoặc cho đến khi hết sưng;
  • Nẹp đầu gối: đặt băng kẹp, dây đai lên đầu gối để giảm sưng;
  • Nâng đầu gối lên khi bạn ngồi hoặc nằm xuống;
  • Đeo nẹp đầu gối để cố định đầu gối và bảo vệ đầu gối khỏi bị thương tích thêm;
  • Dùng thuốc giảm đau chống viêm. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxyn sẽ giúp giảm đau và sưng tấy. Bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có thắc mắc hoặc cảm thấy rằng bạn vẫn cần dùng thuốc sau 7 đến 10 ngày;
  • Thực hành các bài tập kéo căng và tăng cường cơ nếu bác sĩ đề nghị. Bạn không tập các bài tập quá nhiều để tránh gây đau.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối?

Rất khó để ngăn chặn chấn thương dây chằng đầu gối. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương dây chằng bằng một số biện pháp phòng ngừa sau:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất