Cánh kiến trắng • Hello Bacsi

Related Articles

Theo y học cổ truyền, cánh kiến trắng có vị cay, đắng, tính bình, không độc, quy vào các kinh tâm, phế, tỳ và có tác dụng khai khiếu, an thần, tàn đờm, trừ tà khí, kháng sinh, làm liền sẹo.

Trong Đông y, cánh kiến trắng được dùng chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, ho, đau bụng lạnh, thổ tả, phụ nữ sau khi đẻ máu xấu bị ngất. Cánh kiến trắng có thể dùng ngoài để làm vết thương mau lành, chữa nẻ vú, xua đuổi côn trùng, làm mỡ chậm ôi thiu. Ngoài ra, có thể phối hợp cánh kiến trắng với các vị thuốc khác làm cao xoa.

Cánh kiến trắng còn được dùng trong ngành công nghiệp hương liệu, mỹ phẩm và trong công nghiệp thực phẩm

Liều dùng của cánh kiến trắng

Liều dùng thông thường của cánh kiến trắng là bao nhiêu?

Bạn có thể dùng 0,5–2g cánh kiến trắng một ngày, dùng hòa với rượu, mật ong hay bào chế thành dạng siro.

Liều dùng của cánh kiến trắng có thể khác nhau tùy theo từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Một số bài thuốc dân gian có cánh kiến trắng

Cánh kiến trắng có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Chữa ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, phụ nữ máu xấu sau khi đẻ bị ngất:

Cánh kiến trắng mài với mật ong hoặc pha thành siro, luyện thành viên uống. Mỗi lần dùng 0,5g, ngày 2–4 lần. Ngoài ra, cũng có thể đốt nhựa rồi xông khói thuốc vào mũi để làm long đờm, giúp dễ thở và tỉnh táo hơn.

2. Chữa trúng phong, hôn mê, đau bụng lạnh, thổ tả:

Cánh kiến trắng 2–4g, đem sắc vài lần rồi chia làm 2–3 lần uống trong ngày hoặc mài 1–2g cánh kiến trắng với rượu rồi uống dần.

3. Làm mau lành vết thương, chữa nẻ vú:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất