Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống • Hello Bacsi

Related Articles

Trái cây và rau củ quả cũng có thể bị ô nhiễm do chưa loại bỏ hết phân bón động vật hoặc do rửa bằng nước nhiễm bẩn. Nước ép hoặc rượu trái cây được sản xuất từ các loại trái cây này cũng có thể bị nhiễm vi sinh vật nếu không được chế biến đúng cách.

Các loại giá đỗ cũng có thể gây nhiễm trùng qua đường ăn uống do điều kiện nảy mầm của chúng là môi trường lý tưởng để vi sinh vật phát triển.

Các loại thức ăn, sau khi bị người nhiễm bệnh chạm vào, nếu không được chế biến kỹ (xà lách, trái cây cắt nhỏ…) có thể truyền bệnh cho người khác.

Nguy cơ mắc phải

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nhiễm trùng đường ăn uống. Tuy nhiên, một số đối tượng có nhiều nguy cơ hơn, chẳng hạn như:

  • Phụ nữ có thai
  • Trẻ nhỏ
  • Người lớn tuổi
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu
  • Người ăn nhiều thực phẩm tươi sống hoặc không được chế biến kỹ
  • Người sống trong khu vực bị ô nhiễm nước hoặc dùng các loại nước không được lọc/chưng cất/đun sôi
  • Người thường xuyên tiếp xúc với người nhiễm bệnh

Ăn nhiều thực phẩm tươi sống

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những thủ thuật y tế dùng trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường ăn uống là gì?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua những thông tin thu thập được từ bệnh nhân như tiền sử, đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng gặp phải. Các triệu chứng và thời gian khởi phát bệnh có thể giúp thu hẹp chẩn đoán phân biệt và xác định được một số tác nhân có thể gây bệnh.

Sau khi thăm khám lâm sàng, theo dõi và chờ đợi thường là lựa chọn phù hợp nhất trong chẩn đoán và kiểm soát các bệnh nhiễm trùng đường ăn uống. Xét nghiệm thường chưa cần thiết trong các trường hợp này. Tuy nhiên, nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm phân để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện, bao gồm: xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm CRP, xét nghiệm công thức máu, cấy máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang bụng, nội soi…

Kiểm soát và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường ăn uống

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị triệu chứng

Các thuốc trị tiêu chảy, bao gồm thuốc làm chậm nhu động ruột, thuốc kháng cholinergic và các chất hấp thụ không được khuyến khích dùng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, và những bệnh nhân nghi nhiễm E.Coli có tiết độc tố Shiga. Điều trị triệu chứng bằng loperamide (thuốc giảm nhu động ruột) hoặc bismuth subsalicylate có thể được cân nhắc sử dụng cho người lớn có triệu chứng tiêu chảy cấp. Mặc dù hiệu quả hơn bismuth subsalicylate nhưng loperamide thường không được chỉ định cho bệnh nhân bị chảy máu trực tràng hoặc biểu hiện các triệu chứng toàn thân vì có thể khiến bệnh lan rộng.

Ở những bệnh nhân bị nôn mửa đáng kể, thuốc chống nôn sẽ làm giảm triệu chứng và giảm bớt nhu cầu phải nhập viện truyền dịch.

Thuốc điều trị

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất