Bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không? • Hello Bacsi

Related Articles

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây để có cách ngăn ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là vấn đề mà rất nhiều người bệnh và gia đình bệnh nhân quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, bệnh thường gây vàng da, mệt mỏi, khó thở, ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không được điều trị, kiểm soát tốt, người mắc bệnh tan máu bẩm sinh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Biến dạng xương

Trong trường hợp mắc bệnh tan máu bẩm sinh, các hồng cầu mới được sản sinh dễ bị vỡ dẫn đến tình trạng thiếu máu, làm giảm mức Oxy trong máu. Lúc này, cơ thể phản ứng bằng tăng sản xuất chất erythropoietin nhằm làm tăng sự tạo máu, đưa đến phần tủy xương bị mở rộng bất thường, làm thay đổi cấu trúc xương, đặc biệt là xương sọ và xương mặt. Điều này làm khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng như trán gồ lên, mũi tẹt, xương hàm trên nhô ra,… Ngoài ra, điều này cũng làm cho các xương dẹt trở nên mỏng và xốp hơn, dẫn đến loãng xương. Tình trạng loãng xương có thể trầm trọng đến mức làm gãy xương, gây đau đớn và đe dọa tính mạng. Nếu người bệnh được điều trị bằng phương pháp truyền máu sớm có thể ngăn ngừa được tình trạng này.

Phì đại lá lách

phì đại lá lách do bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không

Tình trạng phì đại lá lách do bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không? Lá lách giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng bằng cách thanh lọc tế bào máu bị hư hỏng hoặc già cỗi, các vi khuẩn và vật lạ ở máu. Bệnh Thalassemia tạo nên các hồng cầu bất thường, khiến hồng cầu dễ bị giữ tại lách và lách phải hoạt động quá mức để phá hủy chúng, làm lá lách phì đại. Hơn nữa, sự phì đại lách có thể làm thể tích huyết tương lớn hơn do sự mở rộng tủy hồng cầu, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu máu. Nếu lá lách phát triển quá lớn cần phải phẫu thuật cắt lá lách.

Sỏi mật

Bệnh Thalassemia tạo ra các hồng cầu dễ bị phá hủy và có đời sống ngắn hơn bình thường. Sự phá hủy các tế bào hồng cầu sẽ giải phóng bilirubin – một chất sắc tố từ các tế bào hồng cầu. Hàm lượng bilirubin vượt quá mức bình thường có thể dẫn đến sự phát triển của nhiều loại sỏi mật. Nếu sỏi mật tắc gây đau hoặc viêm, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật lấy sỏi mật hoặc cắt bỏ túi mật.

Thừa sắt do bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không?

Chất sắt có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo hồng cầu. Khi hồng cầu bị vỡ hoặc chết đi, chất sắt trong hồng cầu sẽ được hấp thụ lại một phần chuyển đến gan, lách, tủy để phục vụ cho việc sản sinh ra hồng cầu mới.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất