Bệnh sán chó và những điều bạn cần biết • Hello Bacsi

Related Articles

Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em và thanh-thiếu niên thường xuyên tiếp xúc với chó hoặc mèo không được vệ sinh kỹ lưỡng. Quá trình và tốc độ lây lan bệnh sán chó phụ thuộc vào các yếu tố như thói quen sinh hoạt, tần suất tiếp xúc với chó, mèo chưa được tẩy giun và nguồn đất nhiễm phân chó, mèo.

Đặc điểm chung của bệnh sán chó

Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ ấu trùng giun sán xâm nhập vào cơ thể nhiều hay ít và thể trạng của người bệnh. Nếu bạn nhiễm giun sán do ăn phải gan động vật có mầm bệnh chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh cực kỳ ngắn, có thể là vài ngày, thậm chí vài giờ.

Khi bạn nuốt phải ấu trùng giun, sán vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển đến ruột non rồi tiến đến gan. Từ đây, ấu trùng bám vào hệ tuần hoàn và hệ thống hạch bạch huyết để di trú đến nhiều bộ phận cơ thể khác như mắt, bụng, phổi, tay, chân… Ở đó, chúng sẽ gây ra các tổn thương, thậm chí phá hủy tế bào ở bộ phận mà chúng ký sinh. Dù chúng không thể lớn lên và sinh sôi trong cơ thể người nhưng nếu không được điều trị, chúng sẽ sinh sống ở các bộ phận nội tạng của chúng ta trong nhiều năm và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, nếu bạn ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm trứng giun, sán từ chó, mèo thì bạn vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, người hay ăn thịt chó, thịt mèo cũng có nhiều khả năng nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sán chó

Nguyên nhân bệnh sán chó

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh sán chó. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là thường xuyên tiếp xúc gần gũi với chó, mèo không được vệ sinh sạch sẽ, tiếp xúc với nguồn đất hoặc nước bị nhiễm phân chó, mèo.

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp khác là do ăn các loại rau, củ, quả trồng ở vùng đất bị nhiễm phân chó, mèo nhưng không được rửa kỹ hoặc nấu chín.

Triệu chứng bệnh sán chó

Hầu như bệnh không gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng đặc biệt nên người bệnh rất khó nhận biết cho đến khi dấu hiệu bệnh giun sán thể hiện rõ rệt ra bên ngoài như:

  • Ngứa ở vùng cơ thể bị nhiễm giun, sán
  • Ho nhiều, đau ngực
  • Thường xuyên đau bụng, khó tiêu dù đã dùng nhiều biện pháp hỗ trợ đường tiêu hóa
  • Sút cân dù ăn nhiều và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ
  • Thường xuyên bị sốt
  • Trong trường hợp nặng, mật độ giun sán ký sinh nhiều trong cơ thể thì bệnh nhân có thể thường xuyên gặp phải hội chứng viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, đau bụng, viêm màng bồ đào và tăng bạch cầu. Nếu trình trạng bệnh không được can thiệp y khoa kịp thời, bệnh nhân có thể “sống chung” với những triệu chứng này qua nhiều năm với cấp độ nặng dần.

Bệnh sán chó ở mắt

Sán chó ở mắt

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất