Bé sợ tiêm: Nên, không nên làm gì? Bí kíp để bé vượt qua nỗi sợ kim tiêm

Related Articles

Đối với trẻ còn đang bú mẹ, hãy cho trẻ bú sữa mẹ trước khi tiêm. Vị ngọt trong sữa mẹ có thể giúp ích cho trẻ sợ tiêm.

6. Bé sợ tiêm phải làm sao? Mang theo vật dụng yêu thích của trẻ

Với trẻ sợ tiêm, bạn có thể mang những vật dụng mà bé yêu thích ở nhà đến chỗ tiêm. Đối với trẻ mới biết đi, đó có thể là một con gấu bông để ôm hoặc một cuốn sách ảnh để xem khi đang đi tiêm. Đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, đó có thể là điện thoại để chơi trò chơi hoặc xem video.

Bé sợ tiêm nên mang theo vật dụng yêu thích của trẻ

7. Làm cho bé thoải mái

Tạo cho bé cảm giác thoải mái cũng là cách để con hết sợ kim tiêm. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể ôm bé vào lòng trong quá trình tiêm để bé cảm thấy được an ủi. Sự tiếp xúc, vỗ về của cha mẹ và vị trí an toàn, thoải mái có thể thay đổi cách cơ thể xử lý các tín hiệu đau. Đối với trẻ lớn, bạn cũng có thể làm thế nếu bé thích hoặc đơn giản là nắm tay trẻ để bé an tâm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể “nhắn nhủ” với bác sĩ tiêm phòng trước rằng trẻ sợ đau, sợ kim tiêm nên hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng với bé.

8. Đánh lạc hướng trẻ sợ tiêm

Trẻ sợ tiêm, vậy cần làm sao để hết sợ kim tiêm? Hãy thu hút sự chú ý của trẻ và làm cho bé mất tập trung. Việc cho trẻ xem hoạt hình, chơi trò chơi trên điện thoại thông minh có thể giúp bé thoát khỏi cảm giác lo lắng và đau đớn. Đối với trẻ vừa bắt đầu học đếm, bạn cũng có thể đánh lạc hướng bé bằng cách đếm, chơi trò chơi hoặc hát… Một vài ý tưởng khác bao gồm kể chuyện, đọc sách, hát một bài hát và xem video hài hước, bạn có thể lựa chọn những điều trẻ thích. Ngoài ra, bác sĩ tiêm phòng cũng có thể đánh lạc hướng trẻ bằng các phương pháp riêng, như vừa trò chuyện, chơi đùa với trẻ vừa tiêm vắc xin mà trẻ không hề hay biết.

9. Hướng dẫn trẻ hít thở sâu

Nếu con bạn sợ tiêm, hãy tập cho trẻ hít vào thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng từ từ, nhẹ nhàng. Việc hít thở sâu 3-5 lần có thể giúp bé thư giãn hơn, giúp làm chậm nhịp thở của bé và làm cho bé mất tập trung vào việc tiêm chủng.

10. Bí kíp để trẻ không còn sợ tiêm: Áp dụng thủ thuật ho

Thủ thuật ho cũng được chứng minh là làm giảm nhận thức của trẻ về cơn đau khi chủng ngừa thông thường. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em từ 4 đến 11 tuổi ho vừa phải một lần trước khi tiêm và một lần trong khi tiêm cảm thấy cơn đau giảm đi trong khi chích.

11. Thử phương pháp “nặn”

Trước khi trẻ được tiêm phòng, hãy để bé siết chặt hai bàn tay vào nhau hoặc bóp chặt một quả bóng tennis. Hãy hướng dẫn trẻ bóp và giữ trong 5 giây, sau đó thả ra, rồi lặp lại động tác này từ 3-5 lần. Điều này giúp bé điều chỉnh nhịp thở và phân tâm. Nếu cách này có hiệu quả, bạn cũng có thể thử nắn/chụp nhẹ và thả các bộ phận khác của cơ thể bé, từ mặt đến chân, để thu hút sự chú ý của bé theo chuyển động của tay bạn, từ đó giúp trẻ quên đi việc chủng ngừa.

12. Cách ly

Nỗi sợ kim tiêm có thể “lây lan” khá nhanh giữa các bé. Vì vậy, nếu trong phòng tiêm có bé nào đang có dấu hiệu sợ hãi, bạn nên đưa con ra ngoài tránh mặt bé đó để không ảnh hưởng tâm lý con bạn. Những trẻ lo sợ việc tiêm phòng nên được trấn an tâm lý và theo dõi riêng.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất