Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Trường hợp nào cần đến bệnh viện?

Related Articles

Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để có được câu trả lời cho thắc mắc “bé chích ngừa bị sốt phải làm sao, các biện pháp chăm sóc đúng cách và hiệu quả để hạ sốt cho bé là gì?

Các phản ứng của trẻ sau khi tiêm

Trước khi tìm hiểu vấn đề bé chích ngừa bị sốt phải làm sao, cha mẹ cần biết rõ các phản ứng sau tiêm mà trẻ em thường gặp sau khi tiêm vắc xin. Giống như tất cả các loại thuốc, vắc xin cũng gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn cho trẻ, bao gồm:

1. Phản ứng tại vị trí tiêm

phản ứng tại vết tiêm sau khi trẻ chích ngừa

Sau khi chủng ngừa, một số trẻ có thể bị đau, ửng đỏ và sưng tấy ở vết chích. Tình trạng này thường kéo dài trong 1 – 2 ngày sau khi tiêm chủng. Vị trí tiêm cũng có thể hơi nóng khi sờ vào. Đôi khi, các bé cũng có cảm giác ngứa ở vết tiêm. Thông thường, các triệu chứng này bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi tiêm và kéo dài 3 – 5 ngày. Với những vắc xin có thành phần ngăn ngừa các bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà phản ứng tại chỗ tiêm có thể đến 7 ngày.

Ngoài ra, một số ít trẻ còn xảy ra hiện tượng nổi cục u nhỏ ở vị trí chích ngừa. Đây là một cục u cứng, không đau và thường tự hỏi sau vài tuần mà không cần điều trị.

2. Lười bú, biếng ăn

Trong một vài ngày sau khi chủng ngừa, một số trẻ em không muốn ăn nhiều như thường lệ. Trẻ nhỏ thường lười bú và hay bỏ cữ bú. Còn những bé lớn hơn lại ăn rất ít hoặc không ăn một hoặc nhiều bữa trong ngày. Đặc biệt, các bé thường từ chối ăn những thức ăn đặc. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên cho trẻ bú bình với số lượng ít hơn ở mỗi cữ bú và chia thành nhiều lần bú.

3. Sốt

Việc trẻ em bị sốt nhẹ từ 1 – 2 ngày sau khi tiêm chủng là hoàn toàn bình thường. Sốt nhẹ là khi nhiệt độ cơ thể khoảng 38,5 độ C hoặc thậm chí thấp hơn. Ở một số trẻ, sốt có thể cao hơn 39,5°C. Đối với hầu hết vắc xin, trẻ em sau khi tiêm thường bắt đầu cơn sốt trong vòng 6 – 24 giờ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt nhẹ có thể ra mồ hôi và đôi khi mặt hơi đỏ. Một số trẻ cũng có thể bị sốt 7 – 10 ngày sau khi tiêm vắc xin MMR. Mặc dù cơn sốt sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu, nhưng sốt nhẹ do tiêm chủng hoàn toàn không gây hại cho trẻ.

Mời bạn đọc tiếp bài viết để biết được bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?

4. Nôn mửa hoặc tiêu chảy

Những em bé đã được tiêm vắc xin ngừa rotavirus có thể bị nôn mửa và tiêu chảy. Tình trạng này đôi khi có thể kéo dài đến 7 ngày sau chủng ngừa. Mặc dù vậy, hầu hết trẻ em hồi phục trong vòng vài ngày. Điều quan trọng là cần phải duy trì và tăng cường bú sữa mẹ hoặc bú bình nhiều hơn cho trẻ. Điều này nhằm đảm bảo để bù lại lượng chất lỏng mà trẻ bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Việc cơ thể mất nước có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

5. Phát ban đỏ hoặc nổi mụn nước trên da

Sau khi chủng ngừa MMR phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella, một số trẻ bị phát ban hay nổi mẩn đỏ rải rác toàn thân từ 7 – 10 ngày. Phát ban thường không khó chịu và không lây nhiễm. Tình trạng này thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Tiêm vắc xin thủy đậu cũng có thể khiến trẻ bị nổi một vài mụn nước nhỏ, màu đỏ trên da. Những mụn nước này nhìn giống như trong bệnh thủy đậu, thường nổi ở gần vết chích. Phản ứng này thường xảy ra sau 5 – 26 ngày kể từ khi chủng ngừa và sẽ tự biến mất sau vài ngày.

Trên đây là 5 phản ứng sau tiêm thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Đến đây, nhiều phụ huynh thắc mắc rằng, bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Để giải đáp vấn đề này, cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng.

Nguyên nhân trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng

em bé chích ngừa bị sốt

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất