Áp xe nha chu: Chớ xem thường vấn đề sức khỏe răng miệng này!

Related Articles

Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết bên dưới nhé!

Áp xe nha chu là gì?

Áp xe là tên gọi chung chỉ các ổ viêm khu trú nằm bên dưới da hoặc trong các mô cơ quan của cơ thể bên trong chứa đầy mủ. Trong mủ chủ yếu chứa xác bạch cầu, tế bào mô bị chết và vi khuẩn.

Áp xe nha chu là ổ áp xe ảnh hưởng lên mô bao quanh chân răng, bao gồm nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng, có tác dụng nâng đỡ và liên kết răng với xương hàm. Tình trạng áp xe thường xảy ra ngay trong các túi nha chu (khoảng hở giữa nướu và bề mặt gốc răng), làm khoét sâu các túi này.

Áp xe nha chu là một loại nhiễm trùng cục bộ. Mô nha chu bị phá hủy đe dọa nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Lâu ngày, nhiễm trùng có thể lan rộng đến toàn bộ khoang miệng và các khu vực lân cận.

Nguyên nhân bị áp xe nha chu

Áp xe nha chu là tình trạng rất thường gặp ở người bệnh viêm nha chu không được điều trị. Khi bị viêm nha chu, vi khuẩn khu trú bên dưới các túi nha chu gây viêm và phá hoại chân răng, ổ viêm bùng phát mạnh tạo thành một túi bên trong chứa đầy mủ.

Áp xe nha chu cũng có thể tái phát một vài lần trong thời gian điều trị viêm nha chu, do thức ăn, cao răng, vi khuẩn còn sót lại sau khi vệ sinh túi nha chu hoặc mới xâm nhập sau.

Đôi khi, áp xe nha chu không liên quan đến bệnh viêm nha chu mà có thể do các nguyên nhân sau:

  • Người đang điều trị kháng sinh toàn thân hoặc mắc tiểu đường, mang thai, nhiễm HIV nên hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Do mô nha chu bị chấn thương bên trong, do có dị vật hoặc các bất thường trong cấu tạo giải phẫu của răng, gây kích ứng, hình thành ổ viêm.

Triệu chứng nhận biết áp xe nha chu

áp xe nha chu

Có thể dễ dàng nhận ra ổ áp xe nha chu với các dấu hiệu:

  • Nhìn bề ngoài: Tình trạng sưng do áp xe có thể nhô cao hoặc không, phần nướu khu vực bị áp xe có thể nhợt nhạt, ửng đỏ hoặc màu sắc bình thường.
  • Tuy nhiên khi nhấn vào chỗ bị áp xe thấy nhún, thường cảm thấy khá đau nhức và áp lực lên răng kề bên.
  • Với áp xe nha chu sưng to, răng có thể không bám chắc vào nướu, lung lay, cảm giác như trồi lên cao.
  • Hôi miệng (không nhất thiết)
  • Sốt, mệt mỏi cùng với sưng hạch bạch huyết tại chỗ cho biết tình trạng nhiễm khuẩn đang ảnh hưởng đến khu vực gần bên và toàn cơ thể.

Áp xe nha chu có 2 dạng cấp tính và mạn tính

  • Cấp tính: Ổ viêm không có lối thoát dịch, tất cả mủ bị giữ lại bên trong làm gia tăng áp lực và phản ứng viêm xảy ra mạnh mẽ, nên các triệu chứmh áp xe kể trên càng rõ nét.
  • Mạn tính: Ổ viêm có đường thoát dịch nên triệu chứng giảm mức độ, không rõ ràng, ổ áp xe vẫn nhún, có thể đau âm ỉ và răng lung lay, viêm kéo dài nhưng người bệnh vẫn chịu đựng được.

Có thể dễ dàng nhận biết áp xe nha chu nếu có bệnh nha chu

Cùng với áp xe, người bệnh thường bị viêm nướu, viêm nha chu trong thời gian dài với các biểu hiện:

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất