Yến mạch là gì mà giúp nấu ăn ngon và làm đẹp tự nhiên? • Hello Bacsi

Related Articles

Cây yến mạch có tên khoa học Avena sativa là một trong những cây thuộc họ ngũ cốc giàu dinh dưỡng nhất, được trồng để lấy hạt. Không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp mà bột yến mạch còn có thể làm ra nhiều món ăn bổ dưỡng mang lại vô vàn những lợi ích thiết thực cho sức khỏe.

Để rõ hơn, mời bạn cùng tìm hiểu yến mạch là gì, công dụng ra sao cùng một vài cách chế biến loại thực phẩm này một cách hiệu quả nhất nhé!

Yến mạch là gì?

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt được trồng chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Về khía cạnh dinh dưỡng, đây được xem là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là beta glucan cùng hàng loạt các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Không những thế, yến mạch cũng được biết đến như loại thực phẩm sở hữu hàm lượng protein, chất béo cao hơn hẳn so với nhiều loại ngũ cốc khác. Chính vì lẽ đó mà nó được ví như là “Nữ hoàng của các loại ngũ cốc”.

Yến mạch có màu trắng hơi ngả vàng tự nhiên. Vị của yến mạch nhạt nhưng thơm và bùi. Đây là một sản phẩm rất thích hợp cho những người ăn chay trường bổ sung vào bữa sáng hàng ngày của mình.

Theo các chuyên gia, trong 78g yến mạch khô có chứa 51g carbohydrate, 13g protein, 5g chất béo, 8g chất xơ nhưng chỉ có 303 calo cùng với đó là:

  • Mangan: 191% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Photpho: 41% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Magie: 34% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Đồng: 24% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Sắt: 20% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Kẽm: 20% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Folate: 11% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Vitamin B1 (thiamin): 39% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Vitamin B5 (axit pantothenic): 10% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Canxi, kali, vitamin B6 (pyridoxine) và vitamin B3 (niacin)

Yến mạch là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất mà bạn nên thêm vào thực đơn mỗi ngày.

Ngoài câu hỏi yến mạch là gì, bạn hẳn sẽ quan tâm đến yến mạch loại nào tốt? Bạn hãy cùng tìm hiểu các loại yến mạch khác nhau có trên thị trường như:

• Yến mạch nguyên hạt (Oat groats): Sau khi được tuốt khỏi thân lá và bóc sạch vỏ, yến mạch nguyên hạt đã có thể chế biến và dùng được ngay. Tuy nhiên, loại này thường khá dai và để khắc phục nhược điểm này bạn nên nấu với thật nhiều nước theo tỷ lệ 3 phần nước : 1 phần yến mạch. Quá trình để cho ra yến mạch chín đều sẽ mất khoảng 50 phút.

• Yến mạch cắt nhỏ (Steal cut oats): Loại yến mạch này được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Khi chế biến sẽ không dùng nhiều nước như yến mạch nguyên hạt nhưng vẫn mất tới 30 phút mới có thể nấu chín.

• Yến mạch cán dẹt (Rolled Oats): So với hai loại trên thì yến mạch cán dẹt thường được sử dụng hơn cả. Theo đó, yến mạch cắt nhỏ khi được hấp chín và lăn dẹt sẽ cho ra yến mạch cán dẹt. Tùy vào độ mỏng và kích thước của hạt mà thời gian nấu chín sẽ có sự thay đổi. Thường thì loại yến mạch này sẽ mất khoảng 5 – 15 phút để nấu chín hoàn toàn với tỷ lệ lý tưởng nhất nhất là 1 phần yến mạch: 2 phần nước.

• Yến mạch ăn liền (Instant Oats): Yến mạch ăn liền được làm từ yến mạch cán dẹt được cán mỏng, thường có thêm phụ gia như muối, đường hoặc hương liệu. Loại này thì chỉ cần đun sôi là dùng được ngay và dùng như bữa ăn sáng.

• Yến mạch dạng bột: Yến mạch dạng bột được nghiền mịn từ yến mạch được cán dẹt. Loại bột yến mạch này thường được dùng để pha chế bột ăn dặm cho trẻ loặc làm mặt nạ dưỡng da.

Có rất nhiều loại yến mạch khác nhau về cách chế biến cũng như mục đích sử dụng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, loại nào cũng có thể mang đến cho bạn nhiều giá trị dinh dưỡng cùng những lợi ích sức khỏe.

Ăn yến mạch có tốt không?

hình ảnh yến mạch

Trong yến mạch rất giàu các chất đạm thiên nhiên, chất béo không bão hòa, vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác nên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Sau khi đã biết yến mạch là gì, bạn sẽ càng bất ngờ hơn với 6 tác dụng của yến mạch dưới đây.

1. Làm giảm cholesterol

Nhiều nghiên cứu cho rằng yến mạch có thể làm hạ mức cholesterol, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Lợi ích này của yến mạch đến từ thành phần chất xơ hòa tan là beta glucan giúp làm chậm quá trình hấp thu chất béo và cholesterol bằng cách làm tăng độ nhớt của thực phẩm.

Khi vào trong ruột, beta glucan trong yến mạch liên kết với các axit mật giàu cholesterol mà gan sản xuất ra để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Beta glucan sau đó sẽ mang các axit này xuống đường tiêu hóa và đi ra khỏi cơ thể. Thông thường, các axit mật được tái hấp thu vào hệ thống tiêu hóa, nhưng beta glucan sẽ ức chế quá trình này, từ đó làm giảm mức cholesterol.

2. Yến mạch ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi mức đường huyết không ổn định, mà kết quả thường là do sự suy giảm độ nhạy của hormone insulin. Beta glucan, loại chất xơ hòa tan có trong yến mạch được cho là có hiệu quả kiểm soát đường huyết ổn định.

Lượng beta glucan trong yến mạch giúp điều chỉnh cả lượng glucose và insulin sau những bữa ăn giàu carbohydrate. Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và kháng insulin nghiêm trọng, một chế độ ăn kiêng trong 4 tuần với bột yến mạch làm giảm đến 40% liều insulin cần thiết để ổn định lượng đường huyết.

Theo các chuyên gia thì loại yến mạch cắt nhỏ sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho người bệnh tiểu đường, bởi nó ít qua xử lý nhất. Trong khi yến mạch cán dẹt lại có chỉ số đường huyết (GI – Glycemic index) cao và lượng chất xơ ít hơn hẳn do đã được nấu chín một phần.

3. Giảm cân hiệu quả

Cảm giác no đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng năng lượng vì khiến bạn không ăn quá nhiều mặc dù chưa thật sự đói. Sự thay đổi của tín hiệu no được cho là có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2. Trong một nghiên cứu xếp hạng về hiệu quả no của 38 loại thực phẩm phổ biến, yến mạch đứng ở vị trí thứ 3.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất