9 “nguyên tắc vàng” trong chế độ ăn tốt cho tim mạch

Related Articles

Chế độ ăn tốt cho tim mạch không quá khó để thực hiện. Chỉ cần áp dụng những nguyên tắc sau, bạn sẽ cảm thấy việc ăn uống khoa học, tốt cho tim vừa thú vị lại dễ dàng đến vậy.

1. Bổ sung nhiều trái cây và rau củ trong bữa ăn

Đây là một trong những điều quan trọng khi xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch. Tăng cường trái cây và rau củ trong các bữa ăn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất như: chất chống oxy hóa, vitamin B, chất xơ, các hóa chất thực vật,… có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch và một số bệnh lý khác.

Kết hợp ăn các loại rau củ đầy màu sắc

Bạn nên ăn nhiều cà rốt, cam hoặc rau củ có màu cam, ớt đỏ, cà chua, dâu tây, mâm xôi và đào, mận tím, cần tây xanh, rau diếp, kiwi và ớt vàng và chuối. Việc lựa chọn những loại củ quả đầy màu sắc giúp cơ thể hấp thu đa dạng dưỡng chất.

Chế độ ăn uống tốt cho tim mạch: Ăn nhiều rau củ

Mẹo tăng cường rau củ trong bữa ăn

  • Ăn súp làm từ rau hoặc salad với nước sốt nhẹ với bánh mì vào bữa trưa.
  • Giảm cơm/ bánh mì hoặc các loại thực phẩm tinh bột. Thay thế vào đó là các loại rau, củ, quả.
  • Thay vì ăn một chiếc bánh quy, bạn có thể ăn một quả chuối, nho hoặc bất kỳ loại trái cây nào đó trong các bữa ăn phụ.
  • Để trái cây tươi trên bàn làm việc hoặc không gian bạn dễ dàng lấy được.

2. Chế độ ăn tốt cho tim mạch: Ăn nhiều chất xơ

Tăng cholesterol là một trong những yếu tố gây bệnh tim mạch. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ giúp giảm cholesterol bằng cách làm giảm chất béo LDL (cholesterol xấu) và tăng HDL (cholesterol tốt), hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về tim.

Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Chất xơ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu dưỡng chất và từ đó giúp ngăn ngừa bệnh đường tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm: Món ăn chống ngán ngày Tết lạ miệng, hấp dẫn

Có hai loại chất xơ là: Hòa tan và không hòa tan. Mỗi loại đều có tác dụng riêng. cụ thể là:

Chất xơ hòa tan

Tốt cho sức khỏe tim mạch vì nó giúp giảm tổng lượng LDL-cholesterol hấp thu vào cơ thể. Chất xơ hòa tan thường có trong các thực phẩm như: yến mạch, cám yến mạch, lúa mạch, các loại đậu (như đậu khô, đậu lăng và đậu Hà Lan), psyllium, hạt lanh, táo, lê và trái cây họ cam quýt.

Chất xơ không hòa tan

Có vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa, điều chỉnh cân nặng và hỗ trợ ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan có trong: cám lúa mì, lúa mì nguyên hạt, các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, bánh mì, các loại hạt và rau.

Để nhận được lợi ích sức khỏe tốt nhất, bạn nên kết hợp bổ sung cả 2 nguồn chất xơ này. Cụ thể, bạn nên tiêu thụ khoảng 25 gam chất xơ/mỗi ngày.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ăn gì tốt cho tim mạch

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất