5 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho cả nhà • Hello Bacsi

Related Articles

Sau đây là một số nguyên tắc mà bạn cần nhớ để đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến:

– Thường xuyên rửa tay thật sạch.

– Rau sống và hoa quả tươi cần được rửa sạch thật cẩn thận trước khi ăn.

– Rửa dao và thớt bằng nước rửa chén diệt khuẩn và tráng qua nước sôi sau khi chế biến các loại thực phẩm tươi sống như thịt, hải sản hoặc trứng. Thớt gỗ rất khó rửa sạch, do đó bạn nên tránh dùng thớt gỗ.

– Không nên rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Bạn nên rã đông thực phẩm trong tủ lạnh để tránh nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trong thời gian rã đông.

Để đảm bảo an toàn cho thực phẩm khác trong tủ lạnh, bạn nên cho thực phẩm cần rã đông vào một hộp riêng đậy kín để nước từ đá đông lạnh không chảy ra làm ướt bẩn tủ lạnh. Nếu không có nhiều thời gian và cần rã đông gấp, bạn có thể chọn cách rã đông bằng nước lạnh.

Bạn nên thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Đối với các loại thức ăn chế biến sẵn, bạn cũng nên hâm nóng để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn.

3. Bảo quản thực phẩm đúng cách

bảo quản trứng

Tùy theo loại thực phẩm, bạn sẽ có cách bảo quản khác nhau.

• Trứng: Nếu bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bạn nên để khay trứng bên trong tủ lạnh thay vì trên cánh tủ lạnh để giữ hương vị thơm ngon lâu nhất có thể. Cách bảo quản trứng trong tủ lạnh sẽ tươi lâu hơn và có chất lượng tốt hơn gấp 2 lần so với ở nhiệt độ phòng.

• Sữa: Để bảo quản sữa đúng cách, bạn nên lưu ý đến từng loại sữa. Bạn có thể bảo quản sữa tự nấu trong chai có nắp đậy trong vòng 24 tiếng ở tủ lạnh. Đối với sữa tươi trong hộp giấy được tiệt trùng thì bạn không cần trữ lạnh trước khi mở hộp nhưng phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 tiếng sau khi mở hộp.

• Rau: Nếu biết cách bảo quản rau trong tủ lạnh, bạn sẽ giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bạn nên loại bỏ phần rau giập nát nhưng không nên rửa sạch hay cắt nhỏ trước khi cất vào tủ lạnh. Để bảo quản rau lâu hơn, bạn có thể gói rau bằng giấy hút ẩm rồi mới cho vào túi.

• Trái cây: Một số loại trái cây và rau quả có thể sản sinh ra khí dạng hơi, khiến các loại rau, củ, quả khác nhanh hỏng. Vì thế, bạn nên bảo quản riêng các loại trái cây và rau củ sản sinh lượng khí hơi lớn như táo, chuối, bơ.

• Ngũ cốc: Trong ngũ cốc và bột có thể có mọt. Mọt có thể khiến bột, ngũ cốc và mì ống bị hỏng. Để bảo quản ngũ cốc và bột, bạn nên cho chúng vào các túi kín rồi cất vào các hộp đậy kín. Sau đó, bạn bỏ hộp này vào bảo quản ở tủ lạnh hoặc tủ kín.

• Thịt cá: Bạn không nên bảo quản các loại thịt cá tươi sống ở nhiệt độ phòng. Sau khi mua nguyên liệu về, bạn nên chế biến càng sớm càng tốt. Phần chưa dùng đến cần được gói và bảo quản ở ngăn tủ đông.

• Thức ăn thừa: Để bảo quản thức ăn thừa, bạn nên cho thức ăn vào các hộp rồi đậy kín rồi cất vào tủ lạnh. Bạn nên ghi chú thời gian bảo quản và nếu không sử dụng trong thời gian ngắn thì nên bỏ đi để tránh nhiễm khuẩn tủ lạnh.

Khi dùng thức ăn thừa, bạn nên hâm nóng ở nhiệt độ trên 60°C. Bạn nhớ kiểm tra kỹ màu sắc, mùi vị và ăn thử một lượng nhỏ để xem thực phẩm có đảm bảo an toàn không.

Nếu có các triệu chứng như tiêu chảy hoặc nôn ói, bạn không nên tự tay chuẩn bị thức ăn cho người khác, đặc biệt là trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

4. Cẩn thận khi ăn uống bên ngoài

cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất