4 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp: nguy hiểm khó lường! • Hello Bacsi

Related Articles

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp là cách “chữa cháy” cho chị em phụ nữ khi “lỡ” quan hệ không dùng bao cao su hoặc những cách tránh thai khác. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là điều mà bạn nên biết để bảo vệ bản thân trước những biến chứng lâu dài!

Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không và những tác dụng phụ thuốc tránh thai khẩn cấp thường gây ra.

4 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

1. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp: chậm chu kỳ kinh nguyệt

Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp kể cả khi bạn lần đầu uống thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc đã dùng phương pháp này nhiều lần. Lý do là bởi thuốc tránh thai đường uống chứa các thành phần gây ức chế hormone sinh dục nữ và ngăn sự rụng trứng.

Tùy thuộc vào thể trạng của từng cá nhân mà chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc trễ hơn bình thường. Trường hợp nếu đã trễ chu kỳ một tuần, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và sử dụng que thử thai hoặc tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình đã mang thai hay chưa nhé!

2. Tác hại thuốc tránh thai khẩn cấp khiến tử cung ra máu bất thường

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Không ít phụ nữ đã gặp phải tình trạng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu. Đây được xem là một trong những tác dụng phụ thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy vậy, bạn không nên quá lo lắng. Vì đa số những trường hợp này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cũng có một số trường hợp bị ra máu nhiều hơn hai ngày sau khi uống thuốc ngừa thai cấp tốc. Lúc này bạn cần đến tìm gặp bác sĩ để có hướng xử lý. Tình trạng tử cung ra máu bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Hãy đọc thêm: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu phải làm sao

3. Chóng mặt và nôn mửa sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp khiến bạn nhức đầu

Uống thuốc tránh thai có hại không? Theo thống kê, có đến khoảng 50% phụ nữ buồn nôn sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp này khá phổ biến và bạn cũng không cần quá lo lắng bởi sẽ nó tự nhiên biến mất sau 1-2 tuần hoặc sớm hơn.

Tuy nhiên, nếu bị nôn ói dai dẳng, bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống của mình. Lúc này, bạn cũng cần loại bỏ những thực phẩm dễ gây kích ứng ra khỏi thực đơn. Nếu cần thiết, bạn hãy đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe, xác định chính xác nguyên nhân khiến bạn bị buồn nôn.

4. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai cấp tốc: Cảm giác mệt mỏi

Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ khiến bạn mệt mỏi. Tình trạng này thường xảy ra ở người lần đầu uống thuốc tránh thai khẩn cấp và hay diễn ra vào buổi sáng. Tuy vậy, biểu hiện này chỉ kéo dài khoảng một hoặc hai ngày. Nếu qua giai đoạn trên mà bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc không thể nhấc người lên thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay.

Bên cạnh đó, tác dụng phụ thuốc tránh thai khẩn cấp còn có thể bao gồm: tức ngực, đau đầu, giảm ham muốn tình dục, đau bụng dưới…

Cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp gây tăng cân

Nếu mỗi tháng đều uống thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không hoặc 1 tháng uống 3 viên thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không? Theo chỉ định, thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ áp dụng với người khỏe mạnh và không nên dùng quá 2 lần trong 1 tháng (Mỗi lần chỉ dùng 1 viên). Việc lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ và biến chứng lâu dài.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng trong bao lâu? Thông thường, thuốc sẽ phát huy tác dụng ngừa thai trong 72h sau khi uống. Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sẽ kéo dài hơn nếu lạm dụng hoặc cơ thể bạn không dung nạp thuốc. Những tác dụng phụ kéo dài có thể kể đến là:

  • Tăng cân
  • Rối loạn hô hấp
  • Tác nhân của vấn đề trầm cảm
  • Rối loạn huyết áp
  • Trong các trường hợp ít gặp hơn, sự mất cân bằng nội tiết tố do thuốc tránh thai khẩn cấp có thể khiến bạn mắc các bệnh về túi mật
  • Ở một số phụ nữ cũng có trường hợp gặp phải chứng u nang buồng trứng khi dùng thuốc.
  • Thai ngoài tử cung: Đây là một biến chứng, liên quan cấp cứu ngoại khoa, có thể ảnh hưởng tính mạng,nếu điều trị muộn.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp với bất kỳ lý do gì. Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên những người gặp vấn đề bị rối loạn đông máu, PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang), huyết áp cao và trầm cảm cũng không nên dùng thuốc.

Lưu ý khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Để hạn chế tác dụng phụ của tránh thai khẩn cấp, bạn nên chú ý đến những vấn đề sau:

  • Nắm rõ thành phần thuốc để phòng trường hợp dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng, những mặt hạn chế mà thuốc có thể mang lại.
  • Tuân thủ liệu trình và thời gian dùng thuốc. Không nên uống quá 2 liệu trình trong một tháng và quá 3 lần/năm
  • Nếu bạn nhận thấy tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp diễn ra quá lâu hoặc xuất hiện thêm những biểu hiện bất thường, cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai cấp tốc có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc công việc của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Thuốc cũng chỉ có hiệu quả ngừa thai trong vòng 24h-72h sau khi quan hệ và không thể ngăn các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Vì thế, tránh thai bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục được xem là cách làm an toàn, không tác dụng phụ và ít rủi ro. Bạn cũng có thể dùng màng phim tránh thai vcf để tăng tác dụng ngừa thai mà không cần đến thuốc.

Có thể bạn quan tâm: Màng phim tránh thai VCF là gì? Sử dụng thế nào?

Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp. Từ đó, bạn sẽ quyết định mình có nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp hay không. Chúc bạn luôn có đời sống tình dục an toàn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất