21 sự thật về COVID-19: Bạn có từng tin những điều này? • Hello Bacsi

Related Articles

Song song với việc người nhiễm coronavirus chủng mới vẫn tăng lên từng ngày, những sự thật về COVID-19 cũng là vấn đề nóng gây nhiều tranh cãi, nhiễu loạn thông tin. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức thay đổi phân loại tình hình từ sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC) thành đại dịch vào ngày 11-3-2020. Chính 2 từ “đại dịch” này đã khiến nhiều người hoảng sợ, xuất hiện nhiều thông tin sai lệch cũng như tin đồn.

Trong bài viết sau, Hello Bacsi tổng hợp 21 sự thật về COVID-19 đang bị hiểu nhầm để giúp bạn đọc có cái nhìn chuẩn xác hơn về căn bệnh hiện hoành hành trên mọi lục địa của Trái đất, chỉ trừ Nam Cực.

1. Dùng clo hoặc cồn xịt lên da có thể tiêu diệt virus trong cơ thể

Sự thật về COVID-19: Cồn và clo là những hóa chất được sử dụng để khử trùng bề mặt vật dụng và không nên dùng lên da. Chúng không thể tiêu diệt virus trong cơ thể, ngược lại còn có khả năng gây hại nếu rơi vào mắt hoặc miệng.

2. Chỉ người già và người trẻ tuổi mới có nguy cơ lây nhiễm

Sự thật: SARS-CoV-2 cũng như các virus khác thuộc họ corona có thể lây nhiễm cho tất cả mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người cao tuổi hoặc những cá nhân có bệnh nền (đang mắc phải 1 bệnh lý khác) như bệnh tiểu đường hoặc bệnh hen suyễn thì có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng hơn người khỏe mạnh.

3. Trẻ em không thể mắc COVID-19

Sự thật về COVID-19: Như đã đề cập, COVID-19 không phân biệt nhóm tuổi. Hầu hết các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 ghi nhận cho đến nay là ở người lớn nhưng vẫn có những ca nhiễm là trẻ em. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các triệu chứng Covid-19 ở trẻ có xu hướng ít nghiêm trọng hơn.

4. COVID-19 giống như bệnh cúm nên có thể ngừa bằng vắc-xin cúm

Sự thật: Những triệu chứng mà virus SARS-CoV-2 gây ra cho người bệnh thoạt nhìn giống như cúm, trong đó điển hình là đau nhức, sốt và ho khan. Tương tự, cả COVID-19 và cúm đều có những thể nhẹ, nặng hoặc trong trường hợp hiếm gặp hơn là gây tử vong. Cả hai bệnh cũng có thể dẫn đến viêm phổi.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của COVID-19 nghiêm trọng hơn với ước tính tỷ lệ tử vong khoảng 5%. Các nhà khoa học đang tìm con số chính xác nhưng có 1 sự thật mà chúng ta phải đón nhận đó là tỷ lệ tử vong do COVID-19 có khả năng cao hơn gấp nhiều lần so với cúm mùa.

Do đó, COVID-19 không thể ngăn ngừa bằng vắc-xin cúm hay vắc-xin chống viêm phổi là vắc-xin phế cầu khuẩn và vắc-xin Haemophilus cúm loại B (Hib). Coronavirus rất mới và khác biệt đến nỗi chúng ta cần 1 loại vắc-xin riêng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển vắc-xin chống SARS-CoV-2 dưới sự hỗ trợ của WHO.

5. Mắc COVID-19 đồng nghĩa với tử vong

Sự thật: Như đã được đề cập bên trên, COVID-19 chỉ gây tử vong ở một số ít người bệnh. Trong một báo cáo mới đây, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã kết luận rằng 80,9% trường hợp mắc COVID-19 là nhẹ. WHO cũng báo cáo rằng khoảng 80% ca nhiễm sẽ thuộc thể bệnh tương đối nhẹ, không cần điều trị chuyên khoa tại bệnh viện. Các triệu chứng nhẹ này bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi và tức ngực khó thở.

6. Chó mèo là nguồn lây COVID-19

Sự thật về COVID-19: Chó mèo có là nguồn lây nhiễm?
Sự thật về COVID-19: Chó mèo có là nguồn lây nhiễm?

Sự thật về COVID-19: Hiện tại, có rất ít bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm cho chó và mèo. Tuy nhiên, tại Hồng Kông, một chú chó giống Pomeranian có chủ dương tính với virus corona chủng mới cũng bị nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Các nhà khoa học đang tranh luận về trường hợp này cũng như ảnh hưởng nếu có đối với dịch bệnh.

Theo Giáo sư Jonathan Ball – chuyên gia về Virus học phân tử (Đại học Nottingham, Anh), cần phân biệt giữa phản ứng nhiễm trùng thực sự và việc chỉ phát hiện sự hiện diện của virus ở vật chủ. Trường hợp của chú chó trên vẫn cần tìm hiểu thêm, nhưng khả năng virus có thể lây sang một con chó hoặc cơ thể con người khác không cao vì mật độ virus thấp. Ông cho rằng khả năng lây truyền giữa người với người mới là điều cần chú ý đặc biệt hơn trong thời điểm này.

7. Khẩu trang có thể bảo vệ chống lại virus

Sự thật: Nhân viên y tế sử dụng khẩu trang chuyên dụng, vừa khít quanh mặt để bảo vệ khỏi lây nhiễm. Tuy nhiên, các loại khẩu trang dùng một lần hiện nay thì không có khả năng đó. Chúng không hoàn toàn vừa với khuôn mặt người đeo. Do đó, dịch tiết cơ thể người bệnh (ho, hắt hơi…) vẫn có thể xâm nhập vào miệng và mũi người đeo khẩu trang.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất