Xét nghiệm đo thời gian prothrombin: Khái niệm & Ý nghĩa • Hello Bacsi

Related Articles

  • Ngất xỉu
  • Mất nhiều máu
  • Tụ máu
  • Nhiễm trùng da
  • Viêm tĩnh mạch

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Xét nghiệm đo thời gian prothrombin không yêu cầu chuẩn bị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu có sử dụng thuốc chống đông máu, người bệnh cần được lấy mẫu máu trước khi dùng liều thuốc của ngày.

Trong khi thực hiện

Bác sĩ, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm. Vị trí phổ biến nhất để trích máu là từ tĩnh mạch ở khuỷu tay trong hoặc trên mu bàn tay của người bệnh.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không cần rút máu bằng kim. Thay vào đó, người bệnh sẽ được lấy máu ở đầu ngón tay. Kỹ thuật này thường nhanh và ít đau đớn hơn, cũng như cần ít lượng máu hơn.

Sau khi thực hiện

Mẫu máu được đưa về phòng thí nghiệm để phân tích. Sau khi có kết quả, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung để:

  • Đánh giá chức năng gan nếu nghi ngờ gan có vấn đề
  • Đánh giá chức năng đông máu nếu nghi ngờ có rối loạn chảy máu

Kết quả của xét nghiệm

Kết quả của xét nghiệm đo thời gian prothrombin là gì?

Đối với những người dùng thuốc chống đông máu

Hầu hết các phòng thí nghiệm đều trả kết quả đã được điều chỉnh theo chỉ số INR (tiêu chuẩn quốc tế của kết quả xét nghiệm này). Ở những người khỏe mạnh, chỉ số từ 1,1 trở xuống được xem là bình thường. Những người dùng thuốc chống đông máu nên có chỉ số INR từ 2.0 – 3.0. Đối với một số người có nguy cơ đông máu cao, chỉ số INR cần phải cao hơn – khoảng 2,5 – 3,5. Khi chỉ số INR cao hơn phạm vi được đề xuất nghĩa là máu đông lại chậm hơn mong muốn và ngược lại, chỉ số INR thấp hơn có nghĩa là máu đông nhanh hơn mong muốn.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất