U thần kinh ngoại biên lành tính: Khái niệm & triệu chứng • Hello Bacsi

Related Articles

Trong trường hợp hiếm, người bệnh mắc u schwannoma ở gần não (schwannoma tiền đình) có thể gặp rắc rối với sự thăng bằng hoặc thính giác.

U schwannoma thường phát triển dưới dạng đơn lẻ nhưng cũng có trường hợp người bệnh có nhiều khối u schwannoma ở cánh tay, chân hoặc trên cơ thể và được gọi là schwannomatosis – 1 dạng hiếm của u sợi thần kinh.

♦ U xơ thần kinh. Loại khối u thần kinh lành tính phổ biến này có xu hướng hình thành tập trung hơn trong dây thần kinh. Một khối u có thể phát sinh từ một số bó thần kinh và có xu hướng gây ra các triệu chứng nhẹ. Khối u này phát triển phổ biến nhất ở những người mắc bệnh u sợi thần kinh loại 1 (NF1).

♦ Perineurioma. Loại u thần kinh ngoại biên lành tính hiếm gặp này cũng có thể phát triển như một khối u chèn ép dây thần kinh. Perineurioma nội sọ phổ biến nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi, thường gây ra suy yếu dần dần và mất cảm giác ở 1 cánh tay hoặc 1 bên chân.

♦ U mỡ. U mỡ hay còn gọi là lipoma do tế bào mỡ phát triển chậm gây ra các khối u mềm lành tính, thường xuất hiện dưới da trên cổ, vai, lưng hoặc cánh tay. Một khối u lipoma xuất hiện gần một dây thần kinh có thể gây chèn ép dây thần kinh này nhưng thường không gây ra đau đớn hoặc các vấn đề khác.

♦ U nang hạch. Một số trường hợp u nang hạch (hay nổi hạch, sưng hạch) là do chấn thương nhưng hầu hết không rõ nguyên nhân. Chúng thường hình thành xung quanh các khớp như cổ tay và có thể gây đau, cản trở các hoạt động hàng ngày.

Một số trường hợp u nang hạch tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng nếu u hạch chèn ép các dây thần kinh lân cận thì nên được loại bỏ.

Chẩn đoán và điều trị

U thần kinh ngoại biên lành tính có thể được chẩn đoán thông qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI)
U thần kinh ngoại biên lành tính có thể được chẩn đoán thông qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán u thần kinh ngoại biên lành tính?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh u thần kinh ngoại biên lành tính bằng các bước như:

  • Hỏi kỹ bệnh sử. Bác sĩ cần xem xét kỹ bệnh sử và tiền sử của bệnh nhân, bao gồm các triệu chứng, lối sống và tiền sử bệnh lý thần kinh của người trong gia đình.
  • Thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể quan sát các vị trí xuất hiện khối u, đánh giá mức độ đau nếu có.
  • Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức độ thiếu hụt vitamin, đường trong máu, các bất thường chức năng hệ miễn dịch…
  • Hình ảnh học. Chụp CT hoặc MRI để phân loại được khối u ngoại biên lành tính ở người bệnh.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thần kinh như điện cơ ký nhằm ghi lại hoạt động dẫn truyền tín hiệu trong thần kinh – cơ.
  • Các xét nghiệm đánh giá chức năng thần kinh khác bao gồm một màn hình phản xạ ghi lại hoạt động của các dây thần kinh tự chủ, xét nghiệm mồ hôi hay xét nghiệm cảm giác ghi lại cảm giác sờ chạm, rung hay về nhiệt (nóng và lạnh) của người bệnh.

Những phương pháp điều trị u thần kinh ngoại biên lành tính

Công tác điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng và đặc điểm lâm sàng của các khối u.

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Advertismentspot_img

Bài Viết Được Quan Tâm Nhiều Nhất